Chuyển đến nội dung chính

Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay Hiệu Quả Không? 7 Cách Dùng An Toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Phòng Chẩn Trị YHCT Đỗ Minh Đường

Dùng lá đơn đỏ chữa mề đay đã được lưu truyền từ thời xa xưa và cho đến nay vẫn có rất nhiều người áp dụng. Đặc biệt, hiệu quả của phương pháp này cũ đã được Y học cổ truyền và Y học hiện đại nghiên cứu, phân tích. Vậy chữa mề đay bằng lá đơn đỏ có thực sự mang lại tác dụng tốt không? Bài viết dưới đây, chuyên gia Tạp Chí Đông Y sẽ giải đáp cụ thể, đồng thời đưa ra hướng dẫn 7 cách sử dụng an toàn, hiệu quả.

Giải đáp lá đơn đỏ chữa mề đay hiệu quả không?

Cây đơn đỏ hay còn có nhiều tên khác là đơn tướng quân, đơn tía, liễu đỏ, đơn mặt trời, hồng bối quế hoa,… Tên khoa học của cây là Excoecaria cochinchinensis, thuộc họ thầu dầu. Lá đơn đỏ được sử dụng trong hỗ trợ điều trị nhiều bệnh ngoài da như á sừng, vảy nến, viêm da cơ địa và đặc biệt là mề đay.

Vậy thực sự lá đơn đỏ chữa mề đay có mang lại hiệu quả tốt không? Chuyên gia Tạp Chí Đông Y khẳng định Có. Hiệu quả này cũng đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Cụ thể như sau:

  • Y học cổ truyền: Theo các ghi chép từ sách Y học cổ truyền, lá đơn đỏ vị đắng, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau và lợi tiểu. Do đó dược liệu này được dùng trong điều trị mề đay, giúp giảm hiệu quả các triệu chứng như ngứa ngáy, sưng tấy và đỏ rát.
  • Y học hiện đại: Các nghiên cứu chứng minh trong thành phần lá đơn đỏ chứa tanin, coumarin, saponin, flavonoid,… Đây là những hoạt chất kháng khuẩn, sát trùng mạnh, giúp thuyên giảm các triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra. Bên cạnh đó, trong lá đơn đỏ cũng có một số chất khác giúp thúc đẩy phục hồi da đang bị phù nề, tổn thương, ngăn ngừa mề đay lan rộng trên da.

Từ những phân tích trên, một lần nữa khẳng định phương pháp lá đơn đỏ chữa mề đay mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng mới khởi phát giai đoạn đầu.

7 cách dùng lá đơn đỏ chữa mề đay hiệu quả và toàn toàn

Có nhiều cách dùng lá đơn đỏ chữa mề đay mang đến hiệu quả cao và đảm bảo toàn toàn cho sức khỏe người dùng.

Tắm lá đơn đỏ chữa mề đay

Trường hợp bị nổi mề đay toàn thân hoặc rải rác trên cơ thể, người bệnh có thể áp dụng phương pháp tắm nước lá đơn đỏ như sau:

Chuẩn bị: 1 nắm lá đơn đỏ tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đơn đỏ, sau đó ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
  • Vớt lá đơn đỏ ra, vò nhẹ sau đó cho vào nồi, nấu với 3 lít nước.
  • Sau khi nước lá đơn đỏ sôi, cho thêm ½ thìa muối hạt vào và đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước đun dược liệu ra chậu, pha thêm nước lạnh để cân bằng nhiệt độ, sau đó tắm hoặc ngâm ngừa những vùng da đang bị nổi mề đay.

Đắp lá đơn đỏ giảm ngứa mề đay

Bài thuốc đắp lá đơn đỏ mang đến hiệu quả rất tốt bởi các hoạt chất từ dược liệu được thấm trực tiếp xuống thượng bì và hạ bì, từ đó giảm triệu chứng ngứa, sưng đỏ trên da người bệnh.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá đơn đỏ tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đơn đỏ, ngâm nước muối loãng trong 5 – 10 phút rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Cho lá vào chảo, thêm ½ thìa muối và sao nóng.
  • Dùng 1 miếng vải sạch để bọc hỗn hợp trên lại, sau đó chườm lên vùng da đang bị mề đay. Nên thực hiện khoảng 3 lần/ngày để triệu chứng bệnh được dịu đi nhanh hơn.

Lưu ý, phương pháp đắp lá đơn đỏ chống chỉ định cho vùng da có vết thương hở, lở loét nhiễm trùng để tránh tình trạng này nghiêm trọng hơn.

Uống trà lá đơn đỏ

Uống trà lá đơn đỏ hằng ngày có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố khỏi cơ thể. Nhờ đó mẩn ngứa mề đay được thuyên giảm rõ rệt sau 5 – 7 ngày sử dụng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 10g lá đơn đỏ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu và đem đi phơi khô.
  • Cho lá đơn đỏ khô vào ấm, hãm cùng 1 lít nước sôi trong 20 phút.
  • Chia lượng nước này thành 3 phần để uống hết trong ngày.

Kết hợp gừng với lá đơn đỏ chữa mề đay

Cả 2 nguyên liệu này đều có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng phù. Đặc biệt, với trường hợp nổi mề đay dị ứng do thức ăn, gừng sẽ giúp làm ấm bụng, cải thiện tình trạng buồn nôn, tiêu chảy hiệu quả.

Chuẩn bị: 20g lá đơn đỏ, 5g gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lượng lá đơn đỏ và gừng đã chuẩn bị.
  • Lá đơn đỏ đem đi sao vàng, gừng cho lên lửa nướng cháy xém vỏ.
  • Cho các nguyên liệu trên vào ấm, thêm 2 lít nước và bắt đầu đun sôi.
  • Sau khi nước thuốc sôi, chắt ra cốc để uống trong ngày.

Sắc là đơn đỏ

Bài thuốc này có tác dụng từ bên trong, giúp thanh nhiệt giải độc, thích hợp cho trường hợp bị mề đay do căng thẳng stress kéo dài, mề đay do tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng.

Chuẩn bị nguyên liệu: 40g lá đơn đỏ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá đơn đỏ, sau đó cho vào chảo sao vàng.
  • Cho lá vào ấm, thêm 3 bát nước và đun đến khi sôi cạn còn 1.5 bát nước thì tắt bếp.
  • Chia lượng nước thuốc kia thành 3 phần bằng nhau, sau đó uống trong ngày.

Kết hợp lá đơn đỏ và kim ngân hoa

Trong thành phần kim ngân hoa có hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp trị mề đay mẩn ngứa hiệu quả. Bài thuốc này có kết hợp thêm ké đầu ngựa và vỏ núc nác giúp kháng viêm, tiêu sưng đỏ do mề đay gây ra.

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá đơn đỏ 20g, ké đầu ngựa 10g, kim ngân hoa 10g, vỏ núc nác 10g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các dược liệu đã chuẩn bị, sau đó cho vào ấm nước sạch.
  • Thêm 500ml nước vào ấm, đun trên lửa nhỏ đến khi nước thuốc sôi thì tắt bếp.
  • Chia lượng nước thuốc thành 2 – 3 phần để uống, mỗi ngày sắc 1 thang.

Kết hợp cùng một số dược liệu khác

Chuyên gia đã nghiên cứu và phát hiện sự kết hợp giữa lá đơn đỏ cùng đậu ván tía, kim thất và cỏ lài trắng sẽ giúp cải thiện nhanh các biểu hiện của bệnh mề đay và giúp vùng da nhanh phục hồi hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu: Lá đơn đỏ 30g, đậu ván tía 15g, cỏ lài trắng 15g, cây kim thất 15g.

Cách thực hiện:

  • Cho toàn bộ nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm, thêm 1.5 lít nước và sắc trên lửa nhỏ.
  • Đợi khi nước thuốc sôi và cạn còn 1 nửa thì tắt bếp.
  • Rót nước thuốc thành 3 – 4 phần bằng nhau và uống hết trong ngày, không để qua đêm.

Hướng dẫn an toàn khi chữa mề đay bằng lá đơn đỏ

Sử dụng lá đơn đỏ chữa mề đay mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng, chuyên gia đưa ra những hướng dẫn quan trọng dưới đây:

  • Cần đảm bảo lá đơn đỏ và các dược liệu kết hợp đạt chất lượng, tươi sạch. Người dùng nên rửa kỹ và ngâm với nước muối loãng trước khi sử dụng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn tạp chất.
  • Phương pháp trị mề đay bằng lá đơn đỏ chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ, mới khởi phát. Trong trường hợp có dấu hiệu lan rộng và nhiễm trùng, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị chuyên sâu.
  • Đảm bảo áp dụng đúng theo bài thuốc đã hướng dẫn, tuyệt đối không tự ý kết hợp thêm dược liệu lạ để tránh gây tác dụng phụ như tiêu chảy, xuất huyết trong.
  • Điều trị mề đay với lá đơn đỏ là phương pháp Y học cổ truyền, cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới hiệu quả. Đồng thời, thời gian phát huy tác dụng cũng phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. Vậy nên nếu áp dụng trong thời gian dài nhưng bệnh không thuyên giảm, cần lựa chọn phương pháp chữa trị khác.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu,… cần ngưng thực hiện và thông báo cho thầy thuốc, bác sĩ để được xử lý đúng cách.
  • Người bệnh cần kết hợp kế hoạch chăm sóc da khoa học, ăn uống đủ chất và sinh hoạt điều độ để tăng hiệu quả kiểm soát bệnh mề đay, đồng thời phòng ngừa tái phát bệnh.

Bài viết cung cấp chi tiết thông tin về 7 cách dùng lá đơn đỏ chữa mề đay hiệu quả và toàn toàn. Tuy nhiên thể trạng và mức độ bệnh mỗi người là khác nhau. Do đó, chuyên gia khuyến nghị nên đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Bài viết Lá Đơn Đỏ Chữa Mề Đay Hiệu Quả Không? 7 Cách Dùng An Toàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bện

Yếu Sinh Lý Ở Tuổi Trẻ: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Triệt Để

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Khoa Nam Khoa – GĐ Chuyên Môn tại Phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Tạp Chí Đông Y Đặt lịch hẹn × Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh Tạp Chí Đông Y Đặt lịch Yếu sinh lý ở tuổi trẻ ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản về sau. Đáng lo lắng là số người trong độ tuổi 20 – 30 gặp phải tình trạng này đang tăng cao. Để tránh biến chứng của bệnh bạn nên tìm hiểu ngay nguyên nhân, cách chữa và phòng ngừa trước khi quá muộn. Yếu sinh lý ở tuổi trẻ có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi Thực trạng yếu sinh lý ở tuổi trẻ hiện nay Yếu sinh lý ở nam giớ i là tình trạng khó điều khiển dương vật cương cứng, không xuất tinh theo ý muốn. Do vậy, những người bị tình trạng này thường không đạt được cực khoái khi quan hệ. Suy giảm chức năng sinh lý nam xảy ra ở cả tuổi dậy thì, tuổi trẻ và tuổi trung niên. Theo Bác sĩ Lê Hữu Tuấn, Nguyên Phó giám đốc phụ trách chuyên môn tại