Chuyển đến nội dung chính

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả.

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn. 

Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng, thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y

Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bệnh hội chứng ruột kích thích được chia theo triệu chứng khác nhau, dưới đây sẽ là một số nhóm thuốc được sử dụng phổ biến.

Thuốc điều trị tiêu chảy

Triệu chứng người bệnh thường gặp là rối loạn đại tiện, tình trạng bị tiêu chảy cũng thường xuyên diễn ra nên bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân uống một trong những loại sau:

  • Vinacode: Uống quá liều hoặc quá lâu có thể sẽ bị táo bón, nên thuốc sẽ được kê phù hợp với từng thể trạng bệnh từng người.
  • Diarsed: Liều uống 2 viên/ lần đầu tiên đối với người nhẹ, còn người đã sang giai đoạn mãn tính thì sẽ phải uống đơn theo ngày (1- 2 viên/ ngày).
  • Loperamide: Liều 2 viên/ lần, sau 4 tiếng có thể uống thêm 1 viên/ lần, nhưng ngày không quá 4 viên.
Loperamide - Điều trị hội chứng ruột kích thích
Loperamide – Điều trị hội chứng ruột kích thích

Thuốc điều trị táo bón

Tương tự triệu chứng trên, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng bị táo bón kéo dài nên cần sử dụng thuốc chữa hội chứng ruột kích thích loại này để không gây biến chứng về bệnh khác.

  • Laxan: Thuốc được bào chế ở dạng nén, tối đa 2 viên/ ngày, tùy vào từng tình trạng bác sĩ sẽ kê đơn.
  • Forlax: Thuốc được bào chế ở dạng gói bột, tối đa 2 gói/ ngày đối với người lớn, trẻ nhỏ thì sẽ nửa liều so với người lớn.
  • Normacol: Thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi, thuốc được bào chế dưới dạng cốm và chỉ uống 1 – 2/gói/lần trong một ngày.

Thuốc bảo vệ niêm mạc ruột

Nhóm thuốc này sẽ giúp người bệnh có thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đào thải độc tố một cách dễ dàng hơn. Từ đó niêm mạc ruột cũng sẽ được phục hồi, tình trạng viêm nhiễm niêm mạc ruột cũng sẽ được cải thiện. Vì vậy đây cũng là một trong những loại thuốc trị hội chứng ruột kích thích được người bệnh sử dụng phổ biến.

Actapulgite - Thuốc điều trị bệnh đại tràng phổ biến
Actapulgite – Thuốc điều trị bệnh đại tràng phổ biến
  • Actapulgite: Thuốc được bào chế ở dạng bột pha sẵn 3g, thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 6 tuổi,  người lớn uống 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần chỉ một gói.
  • Smecta:Thuốc cũng được chia thành gói sẵn, người lớn uống 3 gói/ ngày, trẻ nhỏ thì uống tối đa 2 gói/ ngày.
  • Bismuth: Thuốc uống 2 lần/ ngày vào trưa và tối, không uống quá 4 tuần liên tục.

Thuốc chống co thắt điều trị đau bụng và chướng bụng

Triệu chứng chướng bụng, đầy bụng và đau bụng đã quá phổ biến với những người mắc bệnh viêm đại tràng co thắt. Một số thuốc giúp người bệnh thuyên giảm được biểu hiện này là:

  • Pepsane (gel uống), 1 – 3 gói/ ngày.
  • Kremil-s (viên), 2 – 4 viên/ 4 giờ.
  • Mylanta II: tối đa 60ml/ ngày.
  • Một số thuốc khác: Meteospasmyl, Duspatalin,…

Corticoid – Thuốc trị hội chứng ruột kích thích cho bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nặng

Vì thuốc có công dụng kháng  viêm khá mạnh, nên có thể gây nên những tác dụng phụ của thuốc sau khi uống như: Loãng xương, dễ gãy xương, cân nặng bất thường… Nên bác sĩ chỉ kê đơn cho những bệnh nhân hội chứng ruột kích thích nặng. Điển hình như một số thuốc trị hội chứng ruột kích thích sau: 

  • Betamethason: Thuốc có nhiều dạng bào chế khác nhau, như: Viên nén, siro, xịt, dung dịch thụt, kem gel, ống tiêm,… tùy vào từng thể trạng và nhu cầu của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn phù hợp.
  • Prednisolon: Liều dùng từ 5 – 60mg/ ngày, tăng giảm tùy vào tình trạng bệnh của từng người.
  • Dexamethason: Liều dùng người lớn 0,75 – 9 mg/ngày tương đương 2 – 4 liều/ngày Trẻ trên 6 tuổi sẽ dùng dựa theo chiều cao (0,66 – 10 mg/m2/ngày) hoặc cân nặng (0,024 – 0,34 mg/kg/ngày).

Ưu nhược điểm của thuốc Tây chữa hội chứng ruột kích thích

Có một sự thực rằng nhiều người bệnh uống thuốc một cách vô tội vạ, trong khi chưa hiểu rõ về những đặc tính của thuốc. Điều này đã mang đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của người bệnh. Và trong Tây y, thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích thì luôn có những ưu nhược điểm rõ ràng mà bệnh nhân nên biết trước khi sử dụng.

Thuốc Tây cũng có những mặt còn hạn chế trong điều trị bệnh
Thuốc Tây cũng có những mặt còn hạn chế trong điều trị bệnh

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh chóng, triệu chứng ở người bệnh có thể biến mất sau một thời gian dùng thuốc.
  • Người bệnh chỉ cần đến hiệu thuốc là có thể mua được thuốc theo đơn kê.
  • Loại thuốc được phân loại đa dạng, nhiều lựa chọn.

Nhược điểm:

  • Không điều trị dứt điểm hoàn toàn, người bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm bệnh sau một thời gian ngưng sử dụng thuốc.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ do dùng không đúng liều, thuốc hết hạn sử dụng,…
  • Nếu người bệnh sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc, mắc các bệnh về dạ dày khác,…

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng dân gian có thể áp dụng tại nhà

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc Tây kể trên thì người bệnh cũng thường tìm đến những mẹo chữa bệnh được truyền miệng từ thời xa xưa. Dưới đây sẽ là một vài công thức chữa bệnh hội chứng ruột kích thích thu hút được nhiều người bệnh.

Thuốc chữa hội chứng ruột kích thích từ lá vối

Trong Đông y, nụ hoa và lá vối chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, nên khi nạp vào cơ thể sẽ có công dụng khống chế các vi khuẩn có hại. Đồng thời lá vối cũng có thể chống tiêu chảy, cải thiện đại tiện, giảm đau bụng,… vì thế rất thích hợp với bệnh nhân mắc bệnh viêm đại tràng co thắt.

Lá vối hãm hoặc đun sôi uống rất tốt
Lá vối hãm hoặc đun sôi uống rất tốt

Chuẩn bị: 200g lá vối tươi hoặc khô đều được.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch, nếu là lá vối tươi thì cần phải vò nát.
  • Với lượng lá vối như đã chuẩn bị sẽ đủ đun với 2 lít nước, đun cho đến khi sôi thì bật nhỏ lửa khoảng 30 phút. Sau đó để nguội nước lá vối thu được để uống trong ngày, khoảng 2 – 3 lần/ ngày.

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích từ nha đam

Vốn nha đam có công dụng nhuận tràng, giúp người bệnh có thể dễ dàng hơn trong việc đại triện. Ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và lành tính nên được rất nhiều người bệnh ưa chuộng.

Nha đam - Dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hội chứng ruột kích thích
Nha đam – Dược liệu được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hội chứng ruột kích thích

Chuẩn bị: 5 lá nha đam tươi, dày thịt thì càng tốt.

Cách thực hiện:

  • Sau khi rửa sạch thì cắt vỏ chỉ lấy phần thịt rồi cắt nhỏ, để xay nhuyễn hơn.
  • Trộn mật ong với hỗn hợp nha đam theo tỷ lệ 1:2, rồi bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày ăn 3 lần, mỗi lần chỉ dùng 30ml theo đúng lời tư vấn của chuyên gia.

Điều trị hội chứng ruột kích thích bằng nghệ tại nhà

Củ nghệ có công dụng chống viêm, làm lành vết thương, cung cấp năng lượng cho cơ thể… nên thần dược này được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc. Đặc biệt là bài thuốc trị hội chứng ruột kích thích được kết hợp từ nghệ, mật ong, ngải cứu và mật lợn. 

Cách thực hiện:

  • Xay nhuyễn hỗn hợp: Nghệ 200g và ngải cứu 300g rồi vắt lấy nước cốt.
  • Đun hỗn hợp nước thu được với mật lợn và mật ong với nhiệt độ thấp, ngoáy đều cho đến khi nước cô lại đặc thành cao thì mới tắt bếp.
  • Sau đó cho vào lọ, mỗi ngày pha 2 thìa với nước ấm để uống nhưng tối đa chỉ uống 3 lần/ ngày.

Bài thuốc chữa hội chứng ruột kích thích từ củ riềng

Nhờ vào công dụng kích tiêu hóa, tiêu hàn mà củ riềng cũng trở thành một trong số thần dược được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh về đường ruột. 

Củ riềng - Bài thuốc trị hội chứng ruột kích thích phổ biến
Củ riềng – Bài thuốc trị hội chứng ruột kích thích phổ biến

Chuẩn bị: riềng tươi, lá lốt, mật ong (có hoặc không đều được).

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch củ riềng, sau đó giã thật nát và ủ chung với lá lốt trong nước sôi.
  • Sau 30 phút là có thể uống được, người bệnh có thể uống thêm chút mật ong để cải thiện hương vị.

Thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích từ lá mơ

Với lượng chất vitamin C có trong lá mơ cũng đủ làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh như: Diệt khuẩn, khó tiêu, rối loạn đại tiện… đặc biệt là có khả năng ức chế các vết viêm nhiễm trong niêm mạc đại tràng.

Người bệnh có thể rửa thật sạch để ăn sống, uống nước cốt lá mơ nguyên chất. Nhưng để đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi thì bệnh nhân nhân kết hợp lá mơ với trứng gà theo công thức:

  • Xay nhuyễn hoặc giã nát lá mơ rồi trộn với 2 quả trứng gà ta.
  • Thêm gia vị để món ăn được vừa miệng, sau đó cho vào chảo để rán.
  • Người bệnh có thể ăn kèm với cơm, mỗi ngày ăn 1 lần đều đặn sẽ thấy sự hiệu nghiệm của bài thuốc.

Điều trị bệnh hội chứng ruột kích thích từ vừng đen và mật ong

Công dụng của mật ong có lẽ ai cũng rõ, ngoài cung cấp năng lượng cho cơ thể thì nó còn có khả năng kháng viêm và làm lành vết thương rất tốt. Khi kết hợp với vừng sẽ giúp ngăn ngừa táo bón, giảm triệu chứng đầy bụng. 

Chuẩn bị: 200g vừng đen, thìa mật ong nguyên chất càng tốt.

Cách thực hiện: Rang chín đều vừng đen rồi cho vào lọ để dùng dần, mỗi khi dùng sẽ trộn mật ong với vừng đen theo tỷ lệ 2:1 rồi ăn (nhai thật kỹ) và mỗi ngày thực hiện công thức trên 2 lần.

Ưu nhược điểm của thuốc chữa hội chứng ruột kích thích bằng dân gian

Với sự đa dạng của bài thuốc kể trên thì người bệnh cũng có thể lựa chọn cho mình cách phù hợp nhất nhưng người bệnh cũng cần nắm được những lợi thế và mặt còn hạn chế của cách chữa này.

Búp lá ổi non rất tốt cho hội chứng ruột kích thích
Búp lá ổi non rất tốt cho hội chứng ruột kích thích

Ưu điểm:

  • Nguyên dược liệu dễ tìm, giá thành rẻ nên chi phí cũng không cao.
  • Công thức dễ làm, thực hiện nhanh chóng mà không tốn sức.
  • Thành phần trong bài thuốc đều lành tính, khi sử dụng người bệnh không cần lo lắng về những tác dụng phụ như thuốc Tây y.

Nhược điểm:

  • Do công thức của bài thuốc đều được truyền miệng từ nhiều đời nên có thể liều lượng không còn được chính xác.
  • Sự hiệu quả của bài thuốc chưa được kiểm định bởi Bộ y tế, nên đôi khi sử dụng vẫn cần phải cân nhắc.
  • Bài thuốc chữa bệnh hội chứng ruột kích thích bằng dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị chứ không đặc trị, với bệnh nhân ở giai đoạn nặng thì dùng sẽ không khả quan. Ngoài ra, sự hiệu quả của thuốc cũng tùy vào cơ địa từng bệnh nhân khác nhau, vì không phải ai dùng cũng có dấu hiệu thuyên giảm bệnh.

Trị hội chứng ruột kích thích bằng thuốc Đông y

Như vậy, các bạn cũng đã thấy rõ được những ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị ở trên và đó cũng chưa phải là cách chữa ưu việt nhất. Đó cũng là lý do vì sao mà bài thuốc Đông y vẫn nhận được sự tin tưởng của bệnh nhân, được đánh giá cao về tính hiệu quả và sự lành tính trong điều trị bệnh, dù đã tồn tại từ nhiều đời nay.

Một vài thông tin chi tiết về các bài thuốc Đông y:

Ưu điểm:

  • Các bài thuốc Đông y đều được bào chế bằng dược thảo thiên nhiên, dựa vào nguyên căn để bốc thuốc. Người bệnh sẽ được điều trị từ bên trong, những triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm dần đều theo thời gian sử dụng thuốc.
  • Đồng thời người bệnh cũng sẽ xóa bỏ được những lo lắng về tác dụng của thuốc trong quá trình sử dụng. Thuốc hoàn toàn lành tính và an toàn với người bệnh sử dụng trong thời gian dài miễn theo đúng liệu trình bác sĩ đã kê đơn.
  • Chi phí mua thuốc không quá cao, thậm chí còn rẻ hơn so với thuốc Tây mà hiệu quả mang lại bền vững.

Nhược điểm:

  • Cũng tương tự như phương pháp dân gian, người bệnh cần phải kiên trì uống và tuân theo liệu trình mà bác sĩ kê đơn. Bởi thuốc cần có thời gian ngấm, điều trị từ nguyên căn của người bệnh nên liệu trình uống tối thiểu 1 tháng mới cảm nhận rõ rệt được sự thuyên giảm của bệnh.
  • Thuốc sẽ phải sắc uống nên gây mất thời gian, lách cách. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có khá nhiều trung tâm sắc thuốc sẵn cho người bệnh. Khi sử dụng chỉ cần hâm nóng là có thể sử dụng, vừa tiện lợi vừa giữ nguyên được công dụng của thuốc.
Tiêu thực Phục tràng hoàn lành tính, an toàn trong điều trị hội chứng ruột kích thích
Tiêu thực Phục tràng hoàn lành tính, an toàn trong điều trị hội chứng ruột kích thích

Điển hình như Tiêu thực Phục tràng hoàn của trung tâm Thuốc dân tộc, là bài thuốc nhận được đánh giá rất cao từ người bệnh và cả đội ngũ y học cổ truyền Y học cổ truyền đầu ngành. Ngoài những lợi thế trên thì thuốc cũng có lộ trình điều trị rõ ràng thì người bệnh sẽ có dấu hiệu thuyên giảm bệnh từ tháng đầu trở đi, nhờ vào lợi thế đơn thuốc sẽ được bác sĩ kê và bốc theo đúng với kết quả chẩn đoán bệnh của bệnh nhân (nguyên nhân, triệu chứng, mức độ bệnh).

Vì khi đó bệnh sẽ được điều trị từ nguyên nhân, nguyên căn nên hiệu quả mang lại sẽ lâu dài hơn là điều trị tức thì như thuốc Tây. Và đây cũng là lợi thế rất lớn mà thuốc Đông y mang đến cho người bệnh.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe thì ngoài việc nhanh chóng đến ngay địa chỉ uy tín để khám chữa bệnh thì mỗi người bệnh cần phải biết chọn lọc cách dùng thuốc trị hội chứng ruột kích thích cho mình vừa an toàn vừa hiệu quả cao để loại bỏ những biến chứng nguy hiểm khôn lường của bệnh.

The post Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả  appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa hàng ngày.