Nổi mẩn ngứa có mủ là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nghiêm trọng, cần phải điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách. Bài viết này, lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn y khoa VTV2, GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường) sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về các bệnh lý có thể gây mẩn ngứa có mủ và hướng điều trị hiệu quả.
Nổi mẩn ngứa có mủ cảnh báo bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa có mủ là dấu hiệu cho thấy da bị viêm nặng, nhiễm trùng. Bạn không được phép chủ quan khi gặp tình trạng này. Có thể bạn đã mắc phải một trong các bệnh lý nghiêm trọng về da dưới đây:
Bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa có mủ, do virus Varicella – zoster gây ra. Đây là bệnh lý gây ra tình trạng nhiễm trùng da với các biểu hiện:
- Nổi ban có màu đỏ hồng ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể
- Nổi mẩn dạng bọng nước, chứa dịch mủ
- Các vùng da phát ban, nổi mẩn gây ngứa ngáy dữ dội và đau rát
Zona thần kinh có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất ở vùng liên sườn, gần tay và đùi trong. Trong nhiều trường hợp, mụn nước cũng xuất hiện ở mặt, lưng, cổ…
Nếu không được điều trị kịp thời, mẩn ngứa có mủ sẽ dần lan rộng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Làm tổn thương các vùng da khỏe mạnh xung quanh và gây tổn thương sâu ở vùng da khởi phát, để lại sẹo thâm, sẹo lồi sau điều trị.
- Nhiễm khuẩn da gây sốt cao, đau đớn.
- Zona vùng mắt có thể gây viêm loét giác mạc. Dù được chữa khỏi vẫn để lại sẹo giác mạc gây cản trở tầm nhìn, thậm chí là mù lòa.
- Đau thần kinh sau zona là biến chứng đáng lo ngại nhất. ⅓ số bệnh nhân zona thần kinh cao tuổi gặp phải biến chứng này. Vùng da sau khi được điều trị khỏi zona thần kinh vẫn còn cảm giác đau nhức kéo dài hàng tuần, hàng tháng, thậm chí cả năm.
Cách điều trị zona thần kinh
Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu zona thần kinh. Hướng điều trị hiện được áp dụng là điều trị triệu chứng thông qua các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, kháng virus, thuốc chống phù nề và thuốc bôi tại chỗ.
Trong trường hợp đau đớn kéo dài, gây mất ngủ, các bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau liều mạnh hoặc thuốc an thần.
Chàm bội nhiễm
Chàm (eczema) là một bệnh da liễu mãn tính gây viêm, ngứa da, thường xuyên tái phát theo đợt.
Triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu không được kiểm soát tốt, cùng với chế độ sinh hoạt, chăm sóc sai cách khiến tổn thương da nghiêm trọng, gây ra vết thương hở. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn như tụ cầu vàng, tụ khuẩn liên cầu… xâm nhập, gây ra tình trạng chàm bội nhiễm.
Các dấu hiệu mắc chàm bội nhiễm:
- Vùng da bị thương tổn có màu đỏ tươi, sưng, nóng
- Ngứa ngáy dữ dội kèm theo đau nhức
- Tổn thương da có dấu hiệu lan rộng, thân nhiệt tăng, có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi.
- Nổi mẩn ngứa có mủ, da sưng, loét, chảy dịch.
Chàm bội nhiễm thường phải điều trị trong thời gian dài, từ 2-6 tuần bằng các loại thuốc:
- Thuốc kháng sinh:
Với trường hợp nhẹ, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh dạng bôi kết hợp với corticoid hoặc thuốc chẹn H1 để điều trị triệu chứng.
Với trường hợp bội nhiễm nặng, bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh dạng uống nhóm penicillin và macrolid trong khoảng 7-10 ngày.
- Thuốc bôi chứa Corticoid
Corticoid là hoạt chất có tác dụng chống viêm và chống dị ứng mạnh. Thuốc giúp kiểm soát nhanh tình trạng nhiễm trùng da, giảm sưng đỏ, đau rát, tụ mủ.
- Paracetamol và các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (aspirin, naproxen, diclofenac…) giúp giảm đau, hạ sốt
Tùy trường hợp, bệnh nhân có thể phải dùng thêm thuốc chống nấm, kem dưỡng da.
Mụn rộp sinh dục
Mụn rộp sinh dục (Herpes sinh dục) là một bệnh lý nhiễm khuẩn đường sinh dục do virus Herpes Simplex gây ra. Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh là sự xuất hiện của các vết loét hoặc mụn nước chứa dịch mủ quanh bộ phận sinh dục, môi hay hậu môn.
Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh rất dễ tái phát và lây lan cho người khác.
Cách điều trị mụn rộp sinh dục phổ biến nhất là dùng các loại thuốc kháng virus như Zovirax, Famvir hay Valtrex. Các loại thuốc kháng virus có thể gây tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi…
Vì vậy, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc, cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình điều trị, cẩn trọng theo dõi các phản ứng của cơ thể. Nếu có bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra, phổ biến nhất là vào mùa xuân. Dấu hiệu nhận biết của bệnh là sự xuất hiện các mụn nước phồng rộp, rải rác khắp cơ thể.
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể lây nhiễm dễ dàng qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thủy đậu
- Lây qua không khí từ giọt bắn dịch tiết hô hấp hoặc chất dịch của nốt mẩn
- Lây gián tiếp qua các đồ vật mới dính dịch của nốt mẩn
Thủy đậu có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như bội nhiễm, viêm màng não, viêm phổi, viêm thanh quản… Đặc biệt, phụ nữ có thai mắc thủy đậu có thể khiến thai nhi nhiễm bệnh từ mẹ, gây ra khuyết tật, thậm chí sảy thai.
Bệnh nhân thủy đậu dùng dung dịch thuốc tím hay xanh Methylen bôi lên mụn nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, hạn chế việc hình thành sẹo.
Viêm da dạng Herpes
Viêm da dạng Herpes không phải là bệnh lý phổ biến, dễ khởi phát ở đối tượng bị rối loạn hormone hay suy giảm miễn dịch. Triệu chứng nhận biết viêm da Herpes gồm:
- Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, có thể sốt nhẹ
- Thấy ngứa trên bề mặt duỗi của cơ thể như khuỷu tay, đầu gối, mông, da đầu, gáy, đùi…
- Sau ngứa là cảm giác rát bỏng hoặc đau
- Tổn thương khởi phát từ nổi mề đay, ban đỏ, mụn nước, sau đó phát triển thành bọng nước trên nền da bị rát đỏ.
- Các nốt mẩn to khoảng bằng hạt ngô, căng, tròn và bóng. Bên trong chứa mủ, dịch màu vàng chanh, sau vài ngày thì vỡ.
Các loại thuốc thường dùng để điều trị viêm da dạng herpes gồm:
- Eosin 2%
- Xanh Methylen
- Steroid
- Thuốc kháng Histamin
Viêm da mủ
Đây là bệnh lý da liễu không hiếm gặp, đặc trưng với các mụn mủ nhỏ xuất hiện ở lỗ chân lông. Bệnh thường khởi phát khi vi khuẩn trên da sinh sôi, xâm nhập, gây tổn thương da. Bệnh có thể là giai đoạn thứ phát sau các bệnh lý về da dạng cấp tính khác như nổi mề đay, dị ứng tiếp xúc, kích ứng da… mà không được chăm sóc, điều trị đúng cách.
Để điều trị viêm da mủ, bác sĩ thường chỉ định các loại kháng sinh mạnh dạng tiêm như Gentamycin, Lincomycin, Rocephin hay Clafaral. Với những trường hợp nhất định, có thể dùng kết hợp thêm thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm.
MỀ ĐAY ĐỖ MINH: Bài thuốc BÍ TRUYỀN có 1 – 0 – 2 điều trị TẬN GỐC mẩn ngứa có mủ
Được nghiên cứu và hình thành bởi cố lương y Đỗ Minh Tư (người sáng lập nên nhà thuốc Đỗ Minh Đường), bài thuốc MỀ ĐAY ĐỖ MINH đến nay đã trải qua hơn 150 năm. Qua 5 đời truyền nhân, các lương y của dòng họ đã dành nhiều tâm huyết, không ngừng nghiên cứu và phát triển bài thuốc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, chữa trị thành công cho hàng trăm bệnh nhân.
Cơ chế trị bệnh SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG, dứt điểm mẩn ngứa có mủ
Hiện nay, dưới sự kế thừa của lương y Tuấn (truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ), với kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh bằng YHCT, ông vẫn không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và nâng tầm hiệu quả bài thuốc. Mề đay Đỗ Minh được lương y vận dụng linh hoạt công thức BÍ TRUYỀN hơn 150 năm của dòng họ, hỗ trợ điều trị bệnh bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn của 3 phương thức nhỏ theo TỶ LỆ VÀNG tạo thế “kiềng 3 chân” vững chãi:
THAM KHẢO: Thực hư về công dụng bài thuốc gia truyền 150 năm của Đỗ Minh Đường
Theo đó, bài thuốc hoạt động theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG, tác động sâu, tập trung vào giải độc, hỗ trợ cân bằng âm dương trong cơ thể và loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Song song với đó, ngũ tạng cũng sẽ được phục hồi, tăng sức đề kháng và chặn đứng nguy cơ tái phát bệnh về sau này.
Nhờ vậy, người bệnh khi dùng thuốc không chỉ khỏi hẳn hiện tượng mề đay, nổi mẩn ngứa có mủ mà còn giúp ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, sức khỏe được phục hồi tốt hơn. Để tăng thêm tính hiệu quả và tăng cường sức khỏe một cách toàn diện nhất, lương y Tuấn khuyên người bệnh nên dùng thêm liệu trình “nhắc lại” mỗi năm.
Nữ trưởng phòng Vương Thị Vui (Hà Nội) chia sẻ: “Sau khi mình đến nhà thuốc thăm khám, lương y Tuấn kê cho mình liệu trình 3 tháng dùng thuốc, kiên trì dùng hơn 2 tháng thì mình cảm nhận được rõ rệt sức khỏe được cải thiện hơn và các nốt mẩn ngứa cũng hoàn toàn biến mất. Bây giờ dù đã khỏi bệnh nhưng mình vẫn sử dụng đều đặn liệu trình nhắc lại mỗi năm, vừa là bồi bổ tăng sức đề kháng vừa là hạn chế bị tái phát.”
XEM THÊM: Chia sẻ từ nữ trưởng phòng về hành trình dứt điểm mề đay, mẩn đỏ
Chiết xuất từ thảo dược HỮU CƠ – an toàn TUYỆT ĐỐI
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh không chỉ chữa dứt điểm bệnh mẩn ngứa có mủ mà còn có độ lành tính và an toàn cao. Minh chứng là bài thuốc được bào chế hoàn toàn từ cây thuốc QUÝ thuần Việt như như Kim ngân cành, Bồ công anh, Hạ khô thảo,…
Toàn bộ đều là nguồn thảo dược SẠCH 100% do nhà thuốc tự trồng tại vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO ở Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội). Do đó, cam kết bài thuốc KHÔNG G Y TÁC DỤNG PHỤ – KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN và là lựa chọn hoàn hảo dành cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, người có sức đề kháng yếu,…
Trường hợp của chị Linh (Ba Đình – Hà Nội) là ca bệnh điển hình cho đối tượng phụ nữ sau sinh sử dụng thuốc Mề đay Đỗ Minh. Chị có hiện tượng nổi mề đay, mẩn đỏ ngứa khắp người sau 3 tháng sinh bé thứ 2 gây mất ngủ, suy nhược cơ thể. Sau khi thăm khám và được biết thuốc lành tính, không ảnh hưởng đến sữa mẹ, chị đã quyết định sử dụng bài thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường, hiệu quả được nhìn thấy chỉ sau nửa tháng dùng thuốc.
Áp dụng liệu trình biện chứng luận trị cho từng người bệnh
Hiểu được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh cũng như thể trạng của mỗi người khác nhau nên nhà thuốc Đỗ Minh Đường áp dụng phác đồ điều trị biện chứng luận trị đối với mỗi bệnh nhân riêng biệt. Khi đến nhà thuốc, người bệnh sẽ được thăm khám kỹ lưỡng và lên liệu trình phù hợp nhất, hiệu quả điều trị được thể hiện rõ ràng qua từng giai đoạn:
Với những ưu điểm nổi bật nêu trên, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh không chỉ được người bệnh tin dùng , giới chuyên gia đánh giá cao mà còn nhận được nhiều giải thưởng danh giá. Cụ thể, bài thuốc nhận cúp vàng giải “Sản phẩm tin cậy – Nhãn hiệu ưa dùng – Dịch vụ hoàn hảo” năm 2017 và lọt top 20 “Thương hiệu nổi tiếng nhất năm 2021”. Đồng thời, nhà thuốc được mời tư vấn và đồng hành trong nhiều chương trình về sức khỏe trên các kênh VTV2, VTC2,…
Bạn đọc muốn tìm hiểu về bài thuốc BÍ TRUYỀN trị dứt điểm mẩn đỏ ngứa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường hãy liên hệ ngay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Lưu ý trong sinh hoạt, chăm sóc khi bị nổi mẩn ngứa có mủ
Bên cạnh việc thăm khám, tuân thủ theo đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý các điểm sau:
- Nếu phát hiện các tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc điều trị, hãy báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý phù hợp.
- Tuyệt đối không tự ý điều trị mẩn ngứa có mủ tại nhà theo mẹo dân gian, có thể khiến tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh da bằng nước muối sinh lý 0,9%, lau khô và giữ cho da thông thoáng, sạch sẽ.
- Kiêng các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu khiến cơ thể ì ạch, khó chịu. Ăn bổ sung rau củ quả, tăng cường vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
- Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi tốt hơn.
- Tắm với nước ấm khoảng 34-37 độ C giúp giảm cảm giác ngứa ngáy.
- Để riêng giặt riêng quần áo, vật dụng của người bệnh, đeo găng tay, khẩu trang trong quá trình chăm sóc để tránh lây nhiễm.
Nổi mẩn ngứa có mủ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý da liễu nguy hiểm, cần được điều trị sớm. Khi nhận thấy dấu hiệu trên, bạn hãy đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Thông tin hữu ích dành cho bạn đọc
The post Nổi mẩn ngứa có mủ: Triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm bạn cần biết appeared first on Tạp Chí Đông Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét