Chuyển đến nội dung chính

Tại Sao Ho Bị Đau Đầu? Cách Điều Trị Như Thế Nào Cho Đúng?

Ho bị đau đầu là hiện tượng thường gặp, người bệnh bị đau đầu sau khi ho. Các cơn đau đầu có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, thậm chí có thể âm ỉ trong vài giờ. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị một cách phù hợp nhất.

Đau đầu bị ho là gì?

Ho bị đau đầu là tình trạng bất thường nhưng khá thường gặp. Tình trạng này được kích hoạt khi có triệu chứng ho hoặc đau đầu do căng thẳng. Người bệnh hoàn toàn có thể bị đau đầu sau khi hắt hơi, xì mũi, khóc, cười hoặc cúi đầu quá lâu.

Ho bị đau đầu là tình trạng bất thường nhưng khá thường gặp. Cơn đau đầu được kích hoạt khi có triệu chứng ho hoặc căng thẳng
Ho bị đau đầu là tình trạng bất thường nhưng khá thường gặp. Cơn đau đầu được kích hoạt khi có triệu chứng ho hoặc căng thẳng

Thông thường, bị đau đầu khi ho được chia thành hai loại: nguyên phát và thứ phát. Đau đầu bị ho nguyên phát là tình trạng khó chịu nhưng không gây nhiều nguy hiểm, có thể tự cải thiện. Đau đầu bị ho thứ phát nghiêm trọng hơn và thường xuất hiện do các vấn đề về cấu trúc trong não bộ.

Tại sao ho bị đau đầu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau đầu khi ho. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này có thể lưu ý đến các nguyên nhân sau:

Nguyên nhân gây đau đầu nguyên phát

Nguyên nhân của triệu chứng này hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, sự gia tăng áp lực nội sọ và một số tình huống căng thẳng có thể khiến người bệnh bị đau đầu sau khi trải qua các cơn ho.

Nguyên nhân gây đau đầu thứ phát

Khi bị đau đầu ho thứ phát, người bệnh có thể lưu ý đến các vấn đề bắt nguồn từ trong phần sau của não. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể do ảnh hưởng của nền tảng hộp sọ, cụ thể như sau:

  • Người bệnh có hộp sọ bị khiếm khuyết hình dạng.
  • Gặp phải khiếm khuyết trong cấu trúc tiểu não – nơi kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể. Dị tật phổ biến nhất là dị tật Chiari.
  • Người bệnh gặp phải các vấn đề trong mạch máu não như phình động mạch não.
  • Người bệnh xuất hiện các khối u não hoặc bị rò rỉ dịch não tủy nguyên phát.

Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng đau đầu khi bị ho là:

  • Yếu tố tuổi tác: Tình trạng này thường xảy ra ở người trên 40 tuổi.
  • Yếu tố giới tính: Nam giới dễ có nguy cơ đau đầu sau khi ho hơn nữ giới.

Các triệu chứng

Để đánh giá đúng tình trạng ho bị đau đầu là nguyên phát hay thứ phát, người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng bệnh như sau:

Triệu chứng đau đầu nguyên phát

  • Người bệnh xuất hiện các cơn đau đầu đột ngột ngay sau khi ho hoặc gặp phải vấn đề căng thẳng, sang chấn tâm lý.
  • Các cơn đau xuất hiện từ vài giây đến vài phút. Một số ít trường hợp cơn đau có thể kéo dài 30 phút.
  • Người bệnh có cảm giác đau nhói như kim châm ở đầu hoặc các cơn đau dữ dội như búa bổ.
  • Các cảm giác đau xuất hiện ở phía trước đầu và đau cả hai bên.
  • Sau các cơn đau dữ dội có thể xuất hiện cơn đau âm ỉ đến vài giờ.
Người bệnh có triệu chứng ho và chóng mặt, đau đầu kéo dài
Người bệnh có triệu chứng ho và chóng mặt, đau đầu kéo dài

Triệu chứng đau đầu thứ phát

Các triệu chứng của tình trạng này khá giống với đau đầu nguyên phát nhưng có thời gian kéo dài lâu hơn, không chỉ tác động vài phút như đau đầu nguyên phát. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Các cơn đau đầu kéo dài và có cảm giác chóng mặt.
  • Người bệnh có thể bị mất thăng bằng dẫn tới ngất xỉu.
  • Có thể xuất hiện tình trạng tê ở cánh tay hoặc ở mặt.

Khi ho bị đau đầu với các triệu chứng như trên kéo dài thường xuyên, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.

Chẩn đoán và điều trị

Để điều trị một cách tốt nhất, người bệnh cần được thực hiện các biện pháp chẩn đoán để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Để thực hiện chẩn đoán, các bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm như xét nghiệm hình ảnh học não bộ để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau đầu. Người bệnh có thể được chụp cộng hưởng từ MRI và chụp cắt lớp vi tính để xác định nguyên nhân gây đau đầu.

Việc điều trị bệnh sẽ dựa trên chẩn đoán và tùy thuộc vào đau đầu nguyên phát hoặc thứ phát. Các biện pháp điều trị được tiến hành như sau:

Điều trị đau đầu nguyên phát

Để cải thiện tình trạng ho bị đau đầu nguyên phát, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số nhóm thuốc sau đây:

  • Thuốc Indomethacin có tác dụng chống viêm.
  • Propranolol để giãn mạch, giảm huyết áp.
  • Sử dụng Acetazolamide – thuốc lợi tiểu để giảm áp lực trong hộp sọ, giúp giảm đau.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc khác để điều trị như Naproxen.
Có thể sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn đau
Có thể sử dụng thuốc giảm đau để cắt cơn đau

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thủ thuật chọc dò cột sống. Lúc này các bác sĩ sẽ hút bớt dịch trong tủy sống và não bộ để giảm áp lực trong hộp sọ, từ đó giúp giảm đau đáng kể.

Điều trị đau đầu thứ phát

Khi bị đau đầu thứ phát, bệnh có diễn biến phức tạp hơn và nguy hiểm hơn. Lúc này, việc sử dụng thuốc thường không đáp ứng trong điều trị, không có tác dụng cho người bệnh. Vì thế, người bệnh được chỉ định phẫu thuật để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Phòng tránh ho bị đau đầu

Bên cạnh các biện pháp điều trị, việc phòng tránh ho bị đau đầu rất quan trọng, giúp giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng và giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Các biện pháp phòng tránh bao gồm:

  • Cần điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng phổi như viêm phế quản, viêm đường hô hấp…
  • Nên sử dụng thuốc giảm ho khi các cơn ho kéo dài dữ dội.
  • Nên tiêm phòng cúm hàng năm.
  • Cần giữ cân nặng ổn định, tránh béo phì.
  • Giữ tinh thần lạc quan, tránh tác động gây ra căng thẳng, stress.

Ho bị đau đầu không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, người bệnh cần được điều trị kịp thời để cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng.

The post Tại Sao Ho Bị Đau Đầu? Cách Điều Trị Như Thế Nào Cho Đúng? appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bện

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa hàng ngày.