Chuyển đến nội dung chính

Huyệt Trật Biên: Vị trí, tác dụng và cách tác động

Huyệt Trật Biên thuộc hệ thống các huyệt đạo quan trọng trên cơ thể. Huyệt nằm ở vị trí rất dễ xác định và có tác dụng chữa trị nhiều căn bệnh trong cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về cách xác định huyệt Trật Biên, tác dụng chữa bệnh và lưu ý khi điều trị. 

Huyệt Trật Biên là gì? Huyệt Trật Biên ở đâu?

Huyệt Trật Biên là huyệt vị thứ 54 của kinh bàng quang. Huyệt nằm bên cạnh biên của xương cùng 4 (gần chót = trật). Vì thế huyệt có tên là Trật Biên.  

  • Xuất xứ: Giáp Ất Kinh.
  • Cách xác định huyệt Trật Biên: Huyệt nằm ngang với lỗ xương cùng thứ 4, cách đốc mạch khoảng 3 thốn, cách phần trung lữ du 1, 5 thốn. 
  • Chủ trị: Trị đau dây thần kinh tọa, chi dưới tê liệt và đau, trị bệnh ở phần hậu môn, cơ quan sinh dục. 
Huyệt chủ trị các bệnh lý về đau nhức thần kinh tọa, bệnh ở cơ quan sinh dục
Huyệt chủ trị các bệnh lý về đau nhức thần kinh tọa, bệnh ở cơ quan sinh dục

Phẫu thuật huyệt: 

  • Dưới da là phần cơ mông to, bờ dưới cơ tháp.
  • Thần kinh vận động của cơ chính là nhánh của dây thần kinh mông ở trên, nhánh của đám rối cuối cùng.
  • Da ở vùng huyệt bị chi phối bởi những tiết đoạn dây thần kinh s2. 

Tác dụng huyệt Trật Biên trong điều trị bệnh lý

Trật Biên là huyệt đạo quan trọng và có tác dụng điều trị các bệnh lý trong cơ thể. Tác động vào huyệt đạo này có thể chữa trị được các căn bệnh như sau:

Trị đau thần kinh tọa

Các cơn đau dây thần kinh tọa sẽ không thuyên giảm nếu chỉ sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Hiện nay, người ta còn áp dụng phương pháp bấm huyệt Trật Biên hỗ trợ chữa trị bệnh đau thần kinh tọa.

Huyệt có tác dụng điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa
Huyệt có tác dụng điều trị bệnh đau dây thần kinh tọa

Biện pháp điều trị này mang lại hiệu quả nhanh chóng và có thể kết hợp chữa trị với các thuốc giảm đau của Tây y. Phương pháp chữa bệnh này khá hiệu quả và được nhiều người áp dụng.

Chữa chi dưới liệt và tê đau

Chi dưới bị liệt và có hiện tượng tê đau thường là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống lưng, đau rễ thần kinh, viêm đa dây, sau chấn thương cột sống, sau khi mổ khối u, viêm màng nhện tủy… 

Huyệt giúp giảm đau nhức, tê bì chi dưới
Huyệt giúp giảm đau nhức, tê bì chi dưới

Bấm huyệt Trật Biên theo Đông y là kỹ thuật chữa bệnh liệt chi dưới và tê đau chi dưới rất hiệu quả. 

Chữa bệnh hậu môn, sinh dục

Theo nghiên cứu, tác động vào huyệt Trật Biên có tác dụng điều hòa dương khí trong cơ thể. Từ đó giúp thành mạch trở nên cứng cáp, mạnh mẽ và hạn chế các bệnh lý về hậu môn như bệnh trĩ, bệnh ở cơ quan sinh dục. 

Cách châm cứu và bấm huyệt Trật Biên chữa bệnh

Kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt Trật Biên hiện nay được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Nếu có chuyên môn bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên môn điều trị nhằm đảm bảo an toàn.

Cách châm cứu

Trước khi tiến hành châm cứu, bạn phải xác định chính xác huyệt như đã hướng dẫn ở trên. Các kỹ thuật châm cứu trong điều trị bệnh như sau:

  • Châm thẳng kim khi trị dây thần kinh hông đau.
  • Châm thẳng, hướng mũi kim ra ngoài thấu huyệt Hoàn Khiêu hoặc Khiêu Dược trị cơ mông yếu hoặc teo.
  • Châm xiên vào trong 45 độ để trị bệnh ở cơ quan sinh dục.
  • Châm xiên xuống dưới, vào trong 45 độ để trị bệnh hậu môn. 
Châm cứu huyệt Trật Biên có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết
Châm cứu huyệt có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết

Để đạt hiệu quả chữa trị cao, dứt điểm bệnh, người bệnh cần thực hiện châm cứu liên tục từ 3 – 7 tháng, mỗi ngày châm cứu từ 5 – 15 phút để chữa bệnh.

Cách bấm huyệt

  • Trước khi bấm huyệt, bạn cũng cần xác định chính xác huyệt đạo như trên.
  • Người bệnh nằm với tư thế thư giãn, nằm sấp người.
  • Thầy thuốc dùng ngón cái ấn vào huyệt khoảng 20 – 30 giây.
  • Thầy thuốc ấn từ 3 – 5 lần mỗi đợt thực hiện.

Cách phối huyệt

Thầy thuốc có thể phối huyệt Trật Biên với một số huyệt đạo khác trên cơ thể để cho hiệu quả điều trị tốt hơn:

  • Phối huyệt Ân Môn, huyệt Dương Lăng Tuyền trị bệnh đau lưng, đau đùi (theo Châm cứu học Thượng Hải).
  • Phối huyệt Côn Lôn, Dương Lăng Tuyền, Hoàn Khiêu trị bệnh đau thần kinh tọa (theo Châm cứu học Thượng Hải). 
Phối huyệt Trật Biên với các huyệt đạo khác để tăng hiệu quả điều trị
Phối huyệt với các huyệt đạo khác để tăng hiệu quả điều trị
  • Phối huyệt Dương Lăng Tuyền, Quan Nguyên Du, Thận Du, Ủy Trung trị bệnh đau thần kinh tọa (Châm Cứu học Giản Biên). 

Cách lưu ý khi bấm huyệt Trật Biên

Khi thực hiện bấm huyệt, châm cứu, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Những người bị bệnh huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh tim cần lưu ý khi thực hiện châm cứu, bấm huyệt.
  • Tuyệt đối không được tác động lên vùng da bị viêm nhiễm, có vết thương hở.
  • Lưu ý xác định chính xác vị trí huyệt đạo trước khi châm cứu và bấm huyệt.
  • Tìm đến các phòng khám, cơ sở châm cứu uy tín, chuyên khoa để điều trị. Tuyệt đối không được tự thực hiện tại nhà vì rất dễ gây ra biến chứng. 
  • Không bấm huyệt với lực quá mạnh vì có thể gây tổn thương cơ, xương.
  • Phụ nữ đang có thai, cho con bú thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông y trước khi thực hiện bấm huyệt, châm cứu. 

Trên đây là những thông tin về cách xác định, công dụng chữa bệnh của huyệt Trật Biên. Khi điều trị bệnh, người bệnh cần thực hiện liên tục nhiều ngày để đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

The post Huyệt Trật Biên: Vị trí, tác dụng và cách tác động appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bện

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa hàng ngày.