Chuyển đến nội dung chính

Thuốc trị thận hư và những lưu ý dùng thuốc quan trọng cho người bệnh

Thuốc trị thận hư nào tốt? Người bệnh cần lưu ý những gì khi sử dụng các loại thuốc này? Đây chắc hẳn đều là thắc mắc của rất nhiều người bị thận hư. Thận hư nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh thận mãn tính, nhiễm trùng, suy thận cấp.

Thận hư uống thuốc gì? Thuốc trị thận hư theo Tây y

Thận hư là hiện tượng rối loạn ở thận khiến cơ quan bài tiết đào thải quá nhiều protein qua đường nước tiểu. Sử dụng thuốc Tây là một trong những cách điều trị mang lại hiệu quả nhanh chóng, giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Một số loại thuốc Tây trị thận hư thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

Thuốc trị thận hư corticoid

Trong giai đoạn phát bệnh ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc Prednisolon (Corticoid) cho người bệnh. Nếu thuốc mang lại hiệu quả điều trị thì người bệnh sẽ tiếp tục sử dụng thuốc trong 4 đến 6 tuần và giảm dần. Để kiểm tra hiệu quả, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm nước tiểu 24 giờ và kiểm tra protein niệu cũng như chỉ ở dạng vết.

Trong giai đoạn phát bệnh ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc Prednisolon (Corticoid) cho người bệnh
Trong giai đoạn phát bệnh ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc Prednisolon (Corticoid) cho người bệnh

Người bệnh có thể sẽ phải sử dụng thuốc trong một thời gian dài theo chỉ định của bác sĩ. Nếu thuốc không mang lại tác dụng thì người bệnh cần tiến hành sinh thiết thận hoặc được chỉ định hướng điều trị tiếp theo tùy theo kết quả sử dụng.

Thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch

Đối với những bệnh nhân không đáp ứng thuốc corticoid, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc ức chế và điều hòa miễn dịch để chữa bệnh. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch bao gồm Cyclophosphamide, Mycophenolate, Cyclosporine, Rituximab. Trong đó:

  • Cyclophosphamide thường được chỉ định cho bệnh nhân bị tái phát bệnh sau điều trị Corticoid.
  • Cyclosporine là loại thuốc được sử dụng khi Cyclophosphamide không mang lại hiệu quả cao và gây tái phát bệnh sau khi điều trị.
  • Đối với bệnh nhân bị tổn thương màng lọc cầu thận không rõ nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng kết hợp thuốc Corticoid và thuốc Cyclophosphamide.

Thuốc chữa hội chứng thận hư? Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu có tác dụng chính là đào thải các chất độc, nước và muối ra bên ngoài cơ thể và giảm áp lực lên thận. Người mắc chứng thận hư thường được chỉ định 2 loại thuốc lợi tiểu phổ biến là Spironolactone (điển hình như aldactone) và Furosemide (điển hình như Lasix).

Thuốc lợi tiểu có tác dụng chính là đào thải các chất độc, nước và muối ra bên ngoài cơ thể và giảm áp lực lên thận
Thuốc lợi tiểu có tác dụng chính là đào thải các chất độc, nước và muối ra bên ngoài cơ thể và giảm áp lực lên thận

Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc lợi tiểu có thể kể đến như khô môi, chuột rút, dị ứng… Khi đó, người bệnh cần giảm liều lượng sử dụng thuốc vì cơ thể đang đào thải quá nhiều nước tiểu.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc, người bệnh cần ăn nhạt và không nên uống vào buổi tối để tránh gặp phải tình trạng mất ngủ.

Điều trị thận hư theo phương pháp Đông y

Các bài thuốc Đông y điều trị hội chứng thận hư đều được bào chế từ thành phần thiên nhiên nên an toàn và ít gây ra các tác dụng phụ cho người bệnh. Chính vì vậy, đây là phương pháp chữa bệnh được khá nhiều người tin tưởng và ưa chuộng.

Theo y học cổ truyền, thận hư được chia thành 2 thể là thận dương hư và tỳ dương hư. Tùy theo triệu chứng, tình trạng bệnh mà lương y sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau. Đông y tập trung vào bồi bổ chính khí, lợi tiểu và giải độc cho cơ thể.

Một số bài thuốc Đông y điều trị thận hư hiệu quả người bệnh có thể tham khảo
Một số bài thuốc Đông y điều trị thận hư hiệu quả người bệnh có thể tham khảo

Bài thuốc số 1

  • Nguyên liệu: Kỷ căn, Túc cầm mỗi vị 20g, Mã đề, Mạch đông, Sài hồ, Liên nhục, Phục linh mỗi vị 15g, Hoàng kỳ, Đảng sâm, Cam thảo 5g mỗi vị 50g.
  • Cách thực hiện: Người bệnh đem tất cả các nguyên liệu trên sắc theo thang rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Bài thuốc số 2

  • Nguyên liệu: Đảng sâm, Địa hoàng thán, Sinh địa mỗi vị 18g, Củ mài, Dây tơ hồng mỗi vị 15g, Bạch truật, Trạch tả, Phục linh,  Mã đề mỗi vị 12g, Thổ long, Vỏ quýt mỗi vị 10g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên rửa sạch rồi sắc thành thuốc uống mỗi ngày. Bệnh nhân nên kiên trì áp dụng trong một thời gian dài để mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng.

Bài thuốc số 3

  • Nguyên liệu: Phục linh, Mã đề, Hoàng kỳ mỗi vị 15g, Sơn khương, Vũ tôn, Quế chi, Trần bì, Đảng sâm, Thảo đông sàng, Sơn thù nhục mỗi vị 10g, Cam thảo 6g, Táo 5 quả, gừng 3 lát.
  • Cách thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với nước, lọc bã, chắt lấy nước cốt rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Chữa thận hư theo phương pháp dân gian

Đối với trường hợp bệnh đang ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản tại nhà để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa thận hư hiệu quả được lưu truyền trong dân gian và được nhiều người truyền tai nhau áp dụng:

Bài thuốc trị thận hư bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo là một trong những vị thuốc nam được sử dụng để điều trị hội chứng thận hư. Trong kim tiền thảo có chứa nhiều chất dinh dưỡng như Flavonoid, Lupcol, Axit stearic, Desmodimin, Herba Glechoma Longituba… có công dụng điều trị thận hư và cải thiện một số bệnh lý liên quan đến tuyến tụy và tim mạch hiệu quả.

Ngoài ra, trong dược liệu này còn chứa Coumarin, hoạt chất có tác dụng phá vỡ kết cấu mỡ trong cơ thể, được sử dụng để mát gan, tiêu độc và điều trị thận hư.

  • Nguyên liệu: 1 nắm kim tiền thảo, 500ml nước.
  • Cách thực hiện: Người bệnh đem kim tiền thảo sắc với nước uống hàng ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh thận hư.

Bài thuốc chữa thận hư với rau ngổ

Không chỉ được biết đến là loại rau quen thuộc, rau ngổ còn có tính mát, có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm. Trong rau ngổ có chứa nhiều dược tính như Vitamin B, Tro, Gluxit, Tinh dầu, Lipid… giúp điều trị chứng thận hư hiệu quả.

Trong rau ngổ có chứa nhiều dược tính như Vitamin B, Tro, Gluxit, Tinh dầu, Lipid… giúp điều trị chứng thận hư hiệu quả
Trong rau ngổ có chứa nhiều dược tính như Vitamin B, Tro, Gluxit, Tinh dầu, Lipid… giúp điều trị chứng thận hư hiệu quả
  • Nguyên liệu: 20 – 30g rau ngổ, 150ml nước sôi.
  • Cách thực hiện: Rau ngổ đem rửa sạch với muối, để ráo rồi cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó đổ thêm 150ml nước sôi để nguội vào khuấy đều rồi chắt lấy nước và chia thành 2 lần uống trong ngày.

Thuốc chữa bệnh thận hư với rễ cau

Rễ cau có chứa ancaloit, hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận. Ngoài ra, rễ cau còn có tác dụng trị chứng tóc bạc sớm và mất ngủ.

  • Nguyên liệu: Rễ cau 1kg, 5 lít rượu trắng. Người bệnh nên chọn rễ cau có tuổi đời trên 5 năm để đạt hiệu quả cao.
  • Cách thực hiện: Rễ cau mang rửa sạch, sao vàng hạ thổ rồi cho vào bình thủy tinh ngâm cùng rượu trong vòng 2 tháng. Uống từ 1-2 ly rượu mỗi ngày trong bữa ăn để mang lại hiệu quả điều trị cao.

Lưu ý khi sử dụng bài thuốc trị thận hư

Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị thận hư, người bệnh cần lưu ý những điều sau để mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về thời gian và liều dùng, không được phép tự ý mua thuốc về uống.
  • Khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh không được phép tự tăng giảm liều lượng và thời gian uống thuốc.
  • Xây dựng thói quen sống khoa học điều độ, không thức khuya, không sinh hoạt tình dục quá độ hoặc làm việc quá căng thẳng.
  • Giảm lượng chất béo tiêu thụ hàng ngày và sử dụng nguồn protein tốt cho sức khỏe.
  • Duy trì thói quen ăn nhạt để kiểm soát tình trạng sưng phù và tích nước.
  • Đừng quên luyện tập thể dục, thể thao mỗi ngày để tăng cường sức khỏe cho cơ thể
  • Kiêng cữ các thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu.
  • Đối với tình trạng bị viêm nhiễm tiết niệu hoặc sỏi tiết niệu, người bệnh cần điều trị kịp thời theo phác đồ chữa bệnh của bác sĩ, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bài viết trên đã cung cấp cho người bệnh thông tin về các loại thuốc trị thận hư và những điều bệnh nhân cần lưu ý. Tốt nhất, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc điều trị phù hợp, giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng.

The post Thuốc trị thận hư và những lưu ý dùng thuốc quan trọng cho người bệnh appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa...

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn ...

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nướ...