Chuyển đến nội dung chính

Huyệt tất nhãn là gì? Cách xác định vị trí và công dụng chữa bệnh

Huyệt tất nhãn là một trong những huyệt đạo có vai trò quan trọng tác động đến khả năng vận động của chân. Vậy huyệt tất nhãn là gì? Cách xác định vị trí và công dụng chữa bệnh của huyệt này ra sao?

Huyệt tất nhãn là gì?

Huyệt tất nhãn còn có tên gọi khác là Tất Mục. Tên gọi này xuất phát từ vị trí huyệt. Huyệt đạo này nằm ở mé bên trong, khe khu vực xương đầu gối, khu vực này có hình dáng giống như mắt của con bò (Mục) nên được gọi là Tất Mục hay Tất Nhãn.

Trên cơ thể chúng ta có tới hàng trăm huyệt đạo, chính vì vậy để dễ ghi nhớ, người xưa đã tìm cách đặt tên cho các huyệt. Phương pháp xác định tên huyệt chủ yếu dựa vào vị trí, hình dáng bộ phận trên cơ thể nơi có huyệt đạo đó và tác dụng trị bệnh của các huyệt này.

Nhiều người thường thắc mắc khi nghe đến tên huyệt tất nhãn còn được chia thành Nội tất nhãn và Ngoại tất nhãn. Theo tài liệu đông y có giải thích, khi chúng ta hình dung đầu gối có dáng như khuôn mặt của chú bò thì huyệt này nằm ở vị trí 2 con mắt.

Theo đó, huyệt nằm mé bên trong của đầu gối gọi là Nội tất nhãn và huyệt nằm ở mé ngoài đầu gối gọi là Ngoại tất nhãn (hay chính là huyệt Độc tỵ). 

Trong bài viết này chúng tôi chủ yếu đề cập đến vị trí, vai trò, công dụng của huyệt nội tất nhãn. Huyệt tất nhãn (Nội tất nhãn) có xuất xứ từ thiên Kim phương. Đặc tính là Kỳ huyệt.

Y học giải phẫu huyệt tất nhãn như sau:

Dưới da vùng huyệt là hõm giữa xương bánh chè của cơ 4 đầu đùi và gân cơ may. Bao gồm xương bánh chè, khe của khớp xương đùi và xương chày. Dây thần kinh vận động cơ là các nhánh dây thần kinh đùi.

Cách xác định vị trí huyệt tất nhãn

Theo sách “Linh khu thiên Cửu châm thập nhị nguyên” có định nghĩa về huyệt đạo thì đây là nơi thần khí hoạt động vào – ra luân chuyển lẫn nhau; các huyệt này được phân bố khắp nơi trên cơ thể.

Ngoài ra, huyệt đạo còn được định nghĩa là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc và gân cơ xương khớp tụ lại rồi tỏa ra phần ngoài cơ thể.

Vị trí huyệt tất nhãn
Vị trí huyệt

Mỗi một huyệt đạo nằm ở một vị trí cố định và đóng vai trò chi phối dây thần kinh hoạt động của các bộ phận trên cơ thể. Chính vì thế, xác định chính xác vị trí của huyệt đạo có vai trò hết sức quan trọng giúp chúng ta sử dụng huyệt trong điều trị bệnh.

Vậy huyệt tất nhãn nằm ở đâu được dựa trên 2 dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Quan sát bên ngoài: Huyệt nằm ngay chỗ lõm của 2 bên mé trong của đầu gối
  • Nhận biết bằng cử động: Chúng ta ngồi trên ghế, co chân một góc 45 độ sẽ thấy ngay bên dưới, mé trong của xương đầu gối có một chỗ lõm xuống, đó chính là huyệt tất nhãn (Nội tất nhãn).

Theo 2 cách trên bạn có thể dễ dàng xác định được vị trí của huyệt tất nhãn. Đồng thời, xác định được vai trò tại chỗ cũng như hướng điều trị trong trường hợp cơ thể bị bệnh.

Công dụng của huyệt tất nhãn

Huyệt tất nhãn có vai trò chi phối trực tiếp đến dây thần kinh vận động cơ tại đầu gối. Trong tài liệu đông y, huyệt tất nhãn chủ trị các bệnh như đau đầu gối, cước khí, sưng đau bắp chân.

Người bị đau phần mặt trong của đầu gối, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đi lại không vững có thể tác động vào huyệt tất nhãn để hóa giải các cơn đau này.

Công dụng trị bệnh

Huyệt tất nhãn có 2 công dụng chính là chữa cước khí và bệnh liên quan đến khu vực đầu gối. Cụ thể như sau:

Chữa cước khí

Cước khí là hiện tượng bên trong gót chân bị đau nhức, chỉ đau ở một vị trí nhất định. Nhìn bề ngoài khó có thể nhận biết bởi cước khí không gây sưng, không đỏ, không có cảm giác nóng. Đông y giải thích hiện tượng này là do cơ thể bị nhiễm lạnh, tích tụ hàn khí mà không được loại bỏ.

Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức gia tăng vào những thời điểm thay đổi thời tiết, giá lạnh, sương mù. Càng lạnh càng dễ bị bệnh.

Cước khí có thể trị khỏi bằng phương pháp bấm huyệt
Cước khí có thể trị khỏi bằng phương pháp bấm huyệt

Phương pháp điều trị cước khí là vận dụng kinh lạc để loại trừ khí lạnh ra khỏi cơ thể. Đông y gọi đây là biện pháp khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc.

Điều trị cước khí bằng cách châm cứu hoặc bấm huyệt đồng thời vào huyệt tất nhãn ở cả 2 bên đầu gối để giảm tình trạng đau nhức.

Trị đau đầu gối

Huyệt tất nhãn rất có hiệu quả trong trị liệu các triệu chứng của bệnh đau đầu gối. Chính vì vậy, huyệt đạo này thường được sử dụng để điều trị các bệnh như phong thấp khớp, trật khớp, dị dạng đầu gối.

Tác động vào huyệt tất nhãn đúng cách không chỉ giúp người bệnh giảm các cơn đau nhức mà con có góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng tích nước trong đầu gối.

Người cao tuổi bị đau đầu gối do lão hóa, đau phía trong đầu gối khi kích thích vào huyệt tất nhãn sẽ cảm thấy hiệu quả rõ nét. Ngoài ra, người cao tuổi thực hiện bấm huyệt đạo này thường xuyên sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ thống cơ xương khớp, giúp lưu thông máu, thải độc, làm chậm lại quá trình lão hóa và ngăn ngừa một số bệnh tật khác.

Bệnh khớp gối thường gặp ở người già
Bệnh khớp gối thường gặp ở người già

Tuy nhiên, nếu đau đầu gối do một số nguyên nhân khác như đau phía ngoài đầu gối thì kích thích vào huyệt ngoại tất nhãn (chính là huyệt độc tỵ) sẽ có hiệu quả hơn. 

Tác động  vào huyệt này bằng phương pháp đốt cứu cũng rất hiệu quả trong chữa trị chứng đau lưng.

Cách tác động vào huyệt

Huyệt tất nhãn là huyệt đạo có thể tác động bằng 2 cách là xoa bóp bấm huyệt và châm cứu.

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đem lại nhiều tác dụng kỳ diệu, nhanh chóng giảm các cơn đau nhức, thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh.

Bấm huyệt là cách tác động vào huyệt đơn giản và dễ thực hiện, có tính an toàn cao, giảm nguy cơ phụ thuộc vào thuốc biệt dược. Xoa bóp bấm huyệt tất nhãn được chứng minh rất có hiệu quả trong điều trị bệnh quanh khu vực khớp gối.

Châm cứu là cách kích thích trực tiếp và sâu hơn tới huyệt tại vùng tổn thương, giúp tăng hiệu quả trị bệnh. Cách châm cứu huyệt tất nhãn như sau:

Co đầu gối, căng da châm vào chỗ lõm. Châm kim thẳng sâu 0,5 đến 1 thốn. Hoặc có thể châm cứu xiên từ nội tất nhãn sang ngoại tất nhãn (từ bên trong ra bên ngoài)

Các huyệt phối hợp trong trị bệnh:

Huyệt đạo có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý của cơ thể. Hầu hết những biểu hiện bệnh tật đều được thể hiện ở vị trí trực tiếp của huyệt. Khi bạn cảm nhận được cảm giác đau tức, chạm nhẹ thấy đau, màu sắc da ở vùng huyệt thay đổi… điều đó phản ánh rằng cơ thế bản đang bị bệnh ở cơ quan nội tạng ngay tại đó.

Bấm huyệt phối hợp giúp tăng hiệu quả điều trị đau khớp gối
Bấm huyệt phối hợp giúp tăng hiệu quả điều trị đau khớp gối

Tác dụng điều trị của huyệt tùy thuộc vào mối liên hệ giữa huyệt và kinh lạc trong cơ thể, vì vậy để tăng hiệu quả trị bệnh thì việc phối huyệt là vô cùng cần thiết. Cùng xem một vài gợi ý về cách phối huyệt tất nhãn với các huyệt khác:

  • Phối huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) (Thắng Ngọc Ca): Trị chân không thẳng, chân sưng to
  • Phối huyệt Tất (Dương) Quan (C 7) (Ngọc Long Ca): Trị đau đầu gối đau, đau đùi
  • Phối huyệt Khoan Cốt + Tất (Dương) Quan (C 7) (Ngọc Long Kinh): Trị 2 chân sưng đau.

Những lưu ý khi bấm huyệt

Bấm huyệt là một phương pháp có tác động rất tốt tới sức khỏe của con người. Nếu biết cách vận dụng và thực hiện đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Tuy nhiên, nếu không nắm được rõ đặc tính của huyệt, cũng có thể gây ra những biến chứng nặng nề cho cơ thể.

Chính vì thế, khi bấm huyệt chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Lựa chọn chuyên viên có kỹ thuật tốt, có chuyên môn sau, am hiểu về huyệt đạo để thực hiện các phương pháp day ấn, bấm huyệt… Nếu người thầy thuốc thiếu kinh nghiệm, day ấn không đúng cách, không đúng vị trí của huyệt, không phù hợp với tình trạng thực của bệnh nhân sẽ làm cơ thể đau nhức, mệt mỏi gia tăng.
  • Những người bị chấn thương ở xương khớp, cơ dù là vết thương kín hay vết thương hở đều không nên bấm huyệt vì có thể làm gia tăng chấn thương lên các vùng tổn thương đó.
  • Không nên bấm huyệt ở các vết thương hở, bị lở loét hoặc các vết thương tấy đỏ. Các vùng da có dấu hiệu viêm nhiễm không nên bấm huyệt.
  • Phụ nữ mắc những bệnh nội khoa như viêm đau vòi trứng, người bị viêm ruột thừa không nên áp dụng phương pháp bấm huyệt.
  • Những người có thể trạng suy yếu, căng thẳng mệt mỏi sử dụng biện pháp bấm huyệt cũng mang lại hiệu quả trị bệnh rất tốt, giúp tăng sinh lực cho cơ thể.

Trong bài viết trên đây Tapchidongy.org đã trình bày chi tiết về khái niệm huyệt tất nhãn là gì? Vị trí và công dụng của huyệt tất nhãn. Ngoài việc bấm huyệt tại nhà, người bệnh nên tìm đến các cơ sở đông y uy tín để thăm khám và điều trị hiệu quả hơn.

The post Huyệt tất nhãn là gì? Cách xác định vị trí và công dụng chữa bệnh appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bện

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa hàng ngày.