Củ mài là loại củ có nguồn gốc từ cây mọc hoang ở các vùng núi. Thế nhưng, loại cây này lại có rất nhiều công dụng giúp bồi bổ sức khỏe và đem lại nhiều hiệu quả trị bệnh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn củ mài là gì và những công dụng không phải ai cũng biết.
Củ mài là gì? Cách trồng, thu hái và bảo quản củ mài
Củ mài là loại củ vừa có thể làm thức ăn, vừa có công dụng chữa bệnh được ứng dụng rất nhiều trong đời sống. Đặc biệt, đây là loại củ thường được đưa vào các bài thuốc chữa bệnh trong đông y.
Củ mài còn có tên gọi khác trong đông y là hoài sơn, sơn dược, chỉnh hoài. Có tên khoa học là Dioscorea Persimilis, thuộc họ củ Nâu (Dioscoreaceae) (Theo dược liệu phương Tây)
Ở miền Bắc chúng ta thường gọi là củ mài đắng, miền Nam gọi là “củ khoai mài”. Xưa kia, ông cha ta, đặc biệt là người dân miền núi thường ăn loại củ này thay cơm vừa thay thế lương thực vừa bồi bổ sức khỏe.
Các tài liệu y học cổ truyền ca ngợi củ mài là một loại dược liệu thô sơ nhưng có giá trị dược lý không dễ tìm ở loại củ khác.
Đặc điểm của cây củ mài:
Củ mài thuộc họ thân leo, lá xanh tươi tốt giống đặc điểm của cây trầu không. Dựa vào quan sát chúng ta có thể nhận biết đặc điểm của cây củ mài theo mô tả sau:
- Thân cây: Thân cây có màu đỏ hồng, khá nhẵn, to bằng chiếc đũa, rất dai và chắc. Khi mới trồng, cây chỉ có một nhánh, sau đó sẽ phát triển và phân thành nhiều nhánh và lan rộng.
- Rễ cây phát triển thành củ. Bao gồm rễ chính và rễ phụ. Trong đó, rễ chính phát triển thành củ cái) có thể ăn sâu vào lòng đất đến 1m; rễ phụ phát triển thành nhiều củ con.
- Kích thước đường kính của củ mài thường to chừng 2-10cm. Củ mài có vỏ mỏng nhẵn, màu vàng nâu, bên trong có phần lõi mịn màu trắng ngà.
- Lá cây mài có hình trái tim dài, nhọn ở đầu lá, thuộc loại lá đơn, dài từ 8 đến 10cm, mọc đối xứng nhau qua các đốt của thân. Trên lá có 5-7 gân chạy dọc từ cuống lên thân và đầu lá. Viền lá không có răng cưa, thỉnh thoảng ở kẽ lá mọc những củ con, những củ này được gọi là dái củ mài hoặc thiên hoài.
- Hoa mài: Hoa thường nở vào tháng 5 đến tháng 7. Hoa mọc thành chùm có nhiều bông nhỏ màu trắng.
- Quả mài: Thời điểm hoa mài kết thành quả là từ tháng 8 đến tháng 10. Quả mài có dạng nang với 3 cánh, mỗi cánh có một hạt mỏng dẹt. Quả già tách làm đôi, để lộ phần nhân hạt có màu nâu.
- Đặc điểm phân bố: Củ mài là loại củ mọc dại tự nhiên ở các vùng núi nhiệt đới thuộc các nước như Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan hay trên dãy Himalayas. Tại Việt Nam, cây này phát triển nhiều ở các tỉnh như Huế, Nghệ An, Thanh hóa, Hà Giang, Quảng Ninh…
Cách trồng, thu hoạch và bảo quản củ mài
Trước kia cây củ mài phát triển rất nhiều trong tự nhiên, người xưa dùng loại củ này như đồ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều năm gần đây dược tính của loại củ này được công bố rộng rãi khiến tình trạng khai thác quá mức dẫn đến khan hiếm. Chính vì vậy, người dân đã tìm cách trồng loại cây này để duy trì và bảo tồn nguồn dược liệu phục vụ chữa bệnh.
Cách trồng
Để nhân giống cây chúng ta chọn phần đầu củ hoặc dái khoai mài. Sau khi thu hoạch, bạn chọn củ ngắn và to nhất, cắt khoảng 17 đến 20cm ở đầu củ để mang đi trồng. Hoặc cũng có thể nhặt phần dái củ, phơi nắng và cất trong bóng tối cho mọc mầm.
Lưu ý: Dùng đầu củ để gây giống cây sẽ nhanh cho thu hoạch hơn khi trồng bằng dái củ.
Thời điểm trồng cây khoai mài tốt nhất là vào mùa hè.
Cách trồng cây khoai mài không quá khó, quan trọng là tìm được vùng đất có khí hậu phù hợp, có thổ nhưỡng cao, tầng đất đủ sâu để củ mài có thể phát triển tối đa nhất. Đặc biệt, cần lưu ý tránh trồng ở khu vực đầm trũng, đất bị kiềm hóa vì rất dễ làm thối củ.
Cách trồng: Tại các vị trí định trồng cây, cuốc đất sâu chừng 60-70cm, phơi khô đất ải 1-2 tháng trước khi trồng.
Đến mùa hè, bón phân cho đất, cho củ mài giống vào theo hàng, lấp hố lại, tưới nước vừa phải và chăm sóc cho đến khi cây phát triển và cho thu hoạch. Cây củ mài là loại cây không ưa nước, vì vậy hạn chế tưới.
Trong trường hợp một số vùng mưa nhiều, dễ ngập úng có thể dùng biện pháp tạo từng ụ đất cao hơn mặt bằng chung chừng 1m giúp tăng khả năng thoát nước, tránh thối ủng củ.
Thu hoạch và bảo quản củ mài
Thời điểm thu hoạch tốt nhất trong năm là vào mùa Thu-Đông. Đây là lúc thân cây đã lụi đi, phần dưỡng chất được tập trung tối đa vào củ. Để thu hoạch củ mài cần đào sâu xuống dưới gốc để lấy được củ.
Bảo quản củ mài theo các bước sau:
- Rửa sạch đất bám ở thân củ, gọt bỏ phần vỏ rồi cắt khúc. Sau đó đem đi ngâm với nước pha phèn chua từ 2 đến 4 tiếng để giảm độ nhớt.
- Vớt ra và rửa lại thật sạch với nước.
- Sau khi ngâm xong cần vớt ra và rửa lại. Nếu muốn ăn ngay thì bạn chỉ cần đem chế biến. Tuy nhiên, để sử dụng như dược liệu chúng ta cần cho củ mài vào lò sấy lưu huỳnh để củ mềm ra rồi đem phơi đến khi se lại.
- Muốn bảo quản được lâu cần tiếp tục mang đi phơi khô hoặc sấy ở mức nhiệt 50-60 độ trong 24 tiếng.
- Bảo quản củ mài tốt nhất là cho vào túi nilon kín, hút chân không, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.
Củ mài có tác dụng gì, thành phần ra sao?
Củ mài từ lâu đã được biết đến với công dụng bồi bổ sức khỏe, tốt cho người bị suy nhược. Các dược tính của loại củ này có tác động rất quan trọng đến ngũ tạng, đem lại hiệu quả trị bệnh cho cơ thể.
Thông thường, củ mài được thái miếng để sắc lấy nước uống hoặc tán thành bột mịn với nước ấm. Mỗi ngày dùng 12-30gr rất tốt cho sức khỏe.
Thành phần
Muốn biết công dụng thực sự của bất kỳ loại dược liệu nào chúng ta cần nằm được thành phần của chúng. Theo các phân tích hóa học, củ mài có chứa những chất như:
- Tinh bột: Khoảng 63,25%.
- Chất nhầy: 2 – 2,8%.
- Lipid: Khoảng 0,45%.
- Protid: Khoảng 6,75%.
- Ngoài ra, còn có các thành phần khác như dioscin, allantoin, các acid amin, saponin có nhân sterol, cholin cùng các nguyên tố vi lượng.
Công dụng
Theo đông y, củ mài hay củ khoai mài có tính bình, vị ngọt. Khi đi vào cơ thể chúng ta sẽ quy vào các kinh tỳ, vị, phế, thận. Công dụng chính gồm:
- Trị ho
- Điều trị suy nhược cơ thể
- Chữa đầy hơi, tiêu chảy, kiết lỵ
- Bổ máu và tăng cường tuần hoàn máu
- Tăng cường sức mạnh của tỳ vị giúp ăn ngon miệng
- Chữa chứng di tinh ở nam giới và khí hư ra nhiều ở phụ nữ
- Trị đái rắt, tiểu không kiểm soát được
- Duy trì, phục hồi và tăng cường sức khỏe cho người bệnh
Dựa theo thành phần được nghiên cứu có trong củ mài, có thể chỉ ra những công dụng chính như sau:
- Hoạt chất dioscin giúp ngăn ngừa, hỗ trợ bệnh loãng xương và phòng chống ung thư, dị ứng, viêm nhiễm
- Chất allantoin có công dụng ngăn ngừa hiện tượng sừng hóa, loại bỏ tế bào chết mang lại làn da mịn màng, tăng cường độ ẩm cho da
- Chất saponin giúp chống đột biến tế bào, ngăn chặn một số bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư ruột kết…
- Cholin trong khoai mài đem lại hiệu quả tốt trong điều trị tình trạng viêm gan mãn tính, xơ gan. Giúp tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng mệt mỏi, chứng co giật.
Ngoài ra, các nguyên tố vi lượng và tinh bột, protid có trong loại củ còn có vai trò quan trọng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
6 bài thuốc trị bệnh từ củ mài hiệu quả nhất
Củ khoai mài có rất nhiều công dụng trị bệnh như đã được đề cập ở trên. Tuy nhiên, sử dụng củ mài với liều lượng như thế nào, kết hợp với các loại dược liệu khác ra sao để đem lại kết quả cao. Tạp Chí Đông Y sẽ giới thiệu 6 bài thuốc chữa bệnh từ củ mài hiệu quả nhất trong phần dưới đây
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ
Nguồn gốc của tình trạng tiêu chảy hay kiết lỵ là do tỳ vị bị hư nhược lâu ngày. Bài thuốc trị bệnh này được áp dụng theo công thức dưới đây:
Bài thuốc số 1
- Củ mài khô, bạch truật, đẳng sâm, trôm lay mỗi loại 80gr
- Biển đậu: 60gr
- Trần bì, cát cánh, hạt ý dĩ, sa nhân, hạt sen mỗi loại 30gr
- Mang tất cả các loại trên tán thành bột mịn, trộn đều với nhau.
Liều lượng: Người lớn dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 8gr – 12gr. Trẻ nhỏ dùng 4gr – 6gr, 3 lần mỗi ngày
Cách dùng: Có thể pha bột với nước nguội hoặc đun nước sôi rồi cho bột vào
Bài thuốc số 2
- Bài thuốc này vô cùng đơn giản và ít thành phần hơn so với bài thuốc số 1.
- Lấy củ mài khô đã được thái lát, xao vàng rồi tán thành bột mịn.
- Dùng gạo nấu cơm, trộn với muối và 8-10gr bột mài thành hỗn hợp và sử dụng
Đây là bài thuốc khá đơn giản, giúp nhanh chóng giải được bệnh
Bài thuốc số 3
- Chuẩn bị: 60gr khoai mài, 180gr ngũ vị tử, 20gr nhục thung dung, 90gr đỗ trọng đã sao vàng;
- Kết hợp thêm xích thạch chỉ, thần phục, ngưu tất, trạch tả, thục địa mỗi loại 30gr
Mang các nguyên liệu này làm sạch, tán bột mịn trộn thành bột bồ, viên lại thành từng viên bằng hạt đỗ đen.
Mỗi ngày dùng từ 20-25 viên để trị tiêu chảy, kiết lỵ
Chữa bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường dùng củ khoai mài vừa có thể thay thế tinh bột trong bữa ăn, đồng thời có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Có thể áp dụng một số bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc số 1
Dùng 180gr củ, 350gr ngũ vị tử, 300gr hạt dây tơ hồng, 90gr hạt sen khô và 40gr bạch phục linh
Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đi tán bột, sau đó trộn cùng hồ và rượu, vo thành từng viên nhỏ như hạt đậu xanh. Cho người bệnh dùng từ 20 đến 30 viên cùng nước cơm.
Bài thuốc số 2
Lấy 24gr củ mài, hoa phấn, tri mẫu, cát căn, hoàng kỳ mỗi loại 12gr.
Thêm 6gr ngũ vị tử, 4gr cam thảo. Tất cả đem sao vàng, cho nước vào ấm sắc cùng cho tới khi cô đặc, dùng trong ngày.
Bài thuốc số 3
Chuẩn bị 24gr củ khoai mài, 9gr hoa phấn, 9gr mạch môn đông. Làm sạch và cho vào ấm, đổ nước ngập nguyên liệu, sắc lên uống hàng ngày.
Chữa di tinh tái phát ở nam giới
Năm giới khi mắc chứng di tinh lâu ngày gây khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng, thậm chí dẫn đến tình trạng hiếm muộn. Có thể áp dụng các bài thuốc sau:
Bài thuốc số 1
Củ mài, táo nhân, đẳng sâm mỗi loại dùng 12gr, tương tự với bạch truật, phục linh, kim anh và khiếm thực.
Dùng thêm 6gr quả mâm xôi, 6gr viễn chí và 4gr cam thảo
Đem tất cả rửa sạch, đổ nước vào đun, sắc cô lấy nước uống hàng ngày. Nam giới nên kiên trì dùng đều đặn cho đến khi khỏi bệnh.
Bài thuốc số 2
Củ mài 200gr, 100gr hạt ý dĩ và hạt sen và củ sung mỗi loại cùng 200gr.
Làm sạch rồi sao vàng, phơi hoặc sấy cho khô hoàn toàn và tán thành bột mịn.
Pha với nước sôi hoặc nước ấm uống đều đặn mỗi ngày 12gr.
Bài thuốc số 3
Lấy 10gr củ mài, 10gr quả chốc xôi làm sạch. Sao vàng rồi sắc cô đặc, uống hàng ngày. Trong quá trình áp dụng các bài thuốc nêu trên, nam giới mắc chứng di tinh nên rèn luyện sức khỏe và cố gắng kiểm soát việc xuất tinh để nhanh chóng cải thiện tình trạng này.
Trị khó tiêu ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm, tỳ hư dẫn đến ăn uống khó tiêu, chướng bụng đầy hơi khó chịu.
Bài thuốc trị bệnh này gồm các nguyên liệu sau:
- Củ mài 60gr, bạch biển đậu, sơn trà, mạch nha, tần quy và thần khúc mỗi loại 45gr
- Thêm 30gr trần bì, 30gr bạch truật, 30gr sử quân tử.
- Sau cùng là hoàng liên, cam thảo mỗi loại 20gr
Chế biến: Xao vàng khoai mài, bạch biển đậu cùng bạch truật. Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn, sau đó trộn cùng mật ong, vo thành từng viên nhỏ cỡ hạt đậu đen.
Liều dùng: Mỗi lần cho bé ăn 7 đến 10 viên (tương đương 3gr), ngày dùng từ 2 đến 3 lần.
Cải thiện suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ
Trẻ em suy dinh dưỡng, ăn uống khó hấp thu kèm các biểu hiện hay đi ngoài phân lỏng, phân sống dùng bài thuốc dưới đây:
Củ mài, hạt ý dĩ, mạch nha mỗi loại 100gr, 50gr bạch truật, 50gr đẳng sâm. Thêm 25gr hạt cau khô, 25gr vỏ quýt. Tất cả đều sao vàng, tán thành bột rồi trộn cho tới khi đều các nguyên liệu.
Cách dùng: Mỗi ngày hòa 15gr đến 20gr hỗn hợp bột này với nước ấm cho trẻ uống
Chữa đau lưng
Ngoài các bài thuốc công dụng kệ trên, củ mài còn có công dụng chữa các bệnh người già như thoái hóa khớp, đau cột sống, cổ vai gáy, đau thắt lưng… rất hiệu quả.
Bài thuốc này được thực hiện như sau:
Đem củ mài 10gr, sơn thù du 10gr, đỗ trọng, củ ba kích, ngưu tất mỗi loại 12gr. Thêm ngũ gia bì, độc hoạt, cẩu tích, quế tâm mỗi vị 8gr và 6gr phòng phong tán thành bột mịn trộn mật ong và vo thành từng viên nhỏ.
Mỗi ngày dùng 10 viên trước khi ăn
Một số món ăn bài thuốc từ củ mài
Củ khoai mài có nhiều cách chế biến khác nhau như luộc, phơi khô tán bột, sắc lấy nước.. Bên cạnh đó, dân gian còn chế biến khoai mài bằng một số cách khác như ngâm rượu, nấu cùng món ăn.
Củ khoai mài ngâm rượu
Rượu ngâm củ mài (củ hoài sơn) có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giải độc, ổn định tinh thần, giảm đau, đặc biệt còn giúp duy trì thanh xuân cho nam và nữ.
Công thức ngâm rượu củ mài:
- Chuẩn bị: 400gr củ khoai mài, 500gr đường và 3 lít rượu gạo.
- Rửa sạch củ mài, để ráo nước rồi cắt thành từng lát mỏng. Cho toàn bộ vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng, lau khô. Sau đó đổ rượu, bỏ đường vào, đậy kín nắp và ngâm. Sau 1 tháng là có thể bắt đầu sử dụng.
Mỗi ngày nên dùng một chén con rượu củ mài vào sáng và tối trước khi ăn.
Rượu củ mài tốt cho nhiều đối tượng, cả nam và nữ, người yếu, người có hệ tiêu hoá kém, ra mồ hôi trộm, nam giới bị xuất tinh sớm đều có thể dùng.
Người bình thường khoẻ mạnh nếu uống rượu hoài sơn với liều lượng vừa phải cũng giúp cơ thể khoẻ mạnh, nâng cao sức đề kháng.
Canh củ mài
Một cách chế biến món ăn từ củ mài khác là nấu canh. Chúng ta hầm loại củ này với sườn, nấu thịt hoặc nấu hạt sen đều có được những món ăn bổ dưỡng.
Dưới đây là công thức nấu canh củ khoai mài với hạt sen:
- Chọn củ mài tươi, rửa sạch thái miếng vừa ăn.
- 350gr sườn rửa sạch, đun sơ để bỏ tạp chất, cho vào nồi ninh nhừ
- 25gr hạt sen khô, 50gr hạt ý dĩ. Có thể thêm vào 20gr cây hoa huệ để tăng hương vị cho món ăn.
- Khi sườn đã được nấu chín, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi, tiếp tục đun sôi cho đến khi tất cả đều nhừ, cho gia vị vừa ăn, tắt bếp, múc ra bát và thưởng thức.
Chè khoai mài long nhãn
- Long nhãn kết hợp với củ mài có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đặc biệt phù hợp với mùa hè.
- Công thức cho món chè này như sau:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: 250gr củ mài, 20gr long nhãn và 15gr kỷ tử và 50gr đường.
- Cách chế biến: Củ mài rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, thái miếng hoặc cắt hạt lựu.
- Ý dĩ, long nhãn đem ngâm nước cho nở mềm
- Tiếp đó, bắc nồi lên bếp, đổ 1,2 lít nước vào nồi đun sôi, thả long nhãn, ý dĩ vào đun thêm 10 phút. Tiếp theo cho thêm mài đun 10 phút rồi cho đường đun đến khi đường tan hết là có thể sử dụng.
Nấu cháo vừng
Ngoài củ mài luộc để ăn đơn giản chúng ta có thể nấu cháo khoai mài với vừng đen theo công thức sau:
- Dùng 15gr lát mài khô rửa sạch, để ráo nước sau đó thái hạt lựu. Nếu bạn dùng củ tươi để nấu cháo thì nên cho nhiều hơn.
- Cho 100g gạo vo sạch, ngâm trong nước 1 tiếng, vớt ra để ráo rồi rang lên.
- Chuẩn bị một nồi sạch hoặc bát to, cho củ mài, gạo đã rang, 20gr vừng và 200ml sữa, trộn đều và xay thành bột. Dùng rây lọc bớt phần bột.
- Tiếp theo, bắc nồi lên bếp, bỏ đường phèn và nước đun cho đường chảy ra, lọc qua vải. Đổ nước đường đã lọc vào nồi đun sôi, đổ từ bột vào, khuấy đều tay để không bị vón cục đến khi nào thấy sệt lại là được.
- Sau cùng cho gia vị vừa ăn, múc ra bát và thưởng thức.
Củ mài bán ở đâu? Giá bao nhiêu? Lưu ý khi sử dụng
Củ mài được biết đến với nhiều công dụng hữu ích cho sức khoẻ nên được tìm mua rất nhiều. Hiện nay thị trường Việt Nam có nhiều nơi bán loại dược liệu này, nhưng không phải địa chỉ nào cũng uy tín.
Nếu không chọn được đúng địa chỉ bạn có thể mua phải hàng giả, đây là loại được làm từ củ sắn non có màu sắc tương tự như củ mài nhưng không có công dụng trong trị bệnh. Vì vậy hãy đến những cơ sở đông y uy tín để mua loại củ này.
Giá của củ khoai mài thường giao động ở mức 290-320 nghìn 1kg loại củ khô đã qua sơ chế và được thái lát.
Lưu ý khi sử dụng
- Người thân nhiệt thấp không nên dùng
- Không lạm dụng loại củ này trong điều trị bệnh. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến chuyên gia, thầy thuốc khi muốn kết hợp củ mài với các vị thuốc khác.
Qua vài viết trên đây, Tạp chí Đông y đã trả lời chi tiết câu hỏi củ mài là gì, công dụng và bài thuốc từ củ mài giúp điều trị bệnh giúp bạn đọc sử dụng đúng cách để có một sức khỏe tốt.
The post Củ mài là gì? Có tác dụng như thế nào? Nên mua ở đâu? appeared first on Tạp Chí Đông Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét