Đau lưng là vấn đề cực kỳ phổ biến hiện nay khiến người bệnh khó chịu và không thể sinh hoạt bình thường. Điều đáng cảnh báo là tình trạng này có xu hướng trẻ hóa. Việc nắm rõ thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý và phòng ngừa giúp mỗi người chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Đau lưng là bệnh gì? Dấu hiệu thường gặp
Chắc hẳn bất cứ ai cũng biết về khái niệm đau lưng. Đây là tình trạng phổ biến bởi lưng là vị trí nâng đỡ gần như toàn bộ phần trên cơ thể. Theo các thống kê, có 9/10 người ở tuổi trưởng thành đã từng bị đau mỏi lưng ít nhất 1 lần trong đời. Và có đến 50% người thường xuyên đối mặt với tình trạng này trong nhiều năm.
Đối tượng dễ gặp nhất là người làm công việc nặng, nhân viên văn phòng và người cao tuổi. Hiện nay, tỷ lệ người bị đau lưng xương khớp tuổi thành niên ngày càng cao.
Dựa vào vị trí, các bác sĩ xương khớp chia tình trạng này thành 4 khu vực chính:
- Đau lưng trên ( đau vùng cổ)
- Đau giữa lưng
- Đau lưng dưới (thắt lưng)
- Đau vùng xương cụt
Bên cạnh đó, bác sĩ còn phân loại thành 3 dạng lựa vào thời gian:
- Cấp tính: Diễn ra từ dưới 6 tuần.
- Bán cấp: Tình trạng xảy ra từ 6-12 tuần.
- Mãn tính: Người bệnh đau trên 12 tuần không khỏi.
Ban đầu, người bệnh thường chỉ cảm thấy mỏi lưng, đau âm ỉ và cảm giác nóng rát. Thời gian càng lâu, mức độ đau càng tăng lên, có thể lan ra cả tay và chân.
Đau lưng do căng cơ hoặc mệt mỏi. Nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe đang gặp nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý, nhanh chóng thăm khám nếu gặp phải các trường hợp sau:
- Tình trạng đau kéo dài từ 2 – 6 tuần không khỏi.
- Đau sau khi bị chấn thương, tai nạn kể cả khi vẫn có thể đi lại.
- Người bệnh đau mỏi lưng ê ẩm kèm tê bì và có cảm giác kiến bò ở tay chân.
- Sốt kéo dài kèm theo đau nhức, mỏi lưng
Nguyên nhân phổ biến gây đau lưng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng xương khớp, cụ thể là:
Tư thế sinh hoạt không khoa học
Tình trạng đau mỏi lưng thường xảy ra phổ biến ở những người lao động nặng nhọc, nhân viên văn phòng, vận động viên thể thao… Bởi đây là đối tượng phải ngồi, đứng quá lâu, hoạt động quá sức… khiến cột sống bị tổn thương.
Chấn thương
Tai nạn, va chạm… gây ra những chấn thương vùng lưng rất nguy hiểm. Người bệnh thường bị rạn hoặc gãy xương. Ngay cả khi vẫn đi lại bình thường, bạn vẫn cần phải đến bác sĩ kiểm tra tổn thương.
Ít vận động
Những người ít vận động nếu đột ngột hoạt động nhiều, làm việc nặng dễ gặp phải tình trạng này. Những cơn đau nhức âm ỉ khiến người bệnh rất khó chịu.
Thừa cân
Lưng là bộ phận chịu áp lực lớn. Do đó, khi trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ đồng thời đè nén lên cột sống gây ra đau mỏi lưng ê ẩm.
Cơ thể thiếu hụt canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết nhất cho xương. Do đó, khi thiếu hụt canxi, xương sẽ yếu dần, dễ bị tổn thương.
Bệnh lý xương khớp
Đây là nguyên nhân phổ biến và nguy hiểm nhất gây ra tình trạng đau lưng xương khớp. Điểu hình như các bệnh lý:
- Thoát vị đĩa đệm: Nhân nhầy chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống gây đau nhức.
- Thoái hóa cột sống lưng: Là tình trạng xương bị lão hóa gây ra những cơn đau lưng âm ỉ kèm theo triệu chứng như tê bì chân tay, đau đầu, chóng mặt.
- Viêm khớp: Do thoái hóa hoặc viêm nhiễm khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, sưng viêm.
- Loãng xương: Xương yếu, dễ bị tổn thương bởi những tác động khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, mỏi lưng.
Bệnh thận
Trong trường hợp mắc các bệnh về thận như thận hư, thận yếu, sỏi thận, nhiễm trùng… người bệnh không chỉ cảm thấy đau phần bụng, mệt mỏi… mà còn kèm thêm triệu chứng đau mỏi lưng.
Hội chứng Fibromyalgia
Đau cơ xơ hóa là tình trạng đau mạn tính ở mô mềm, cơ, gân… Nó gây ra tình trạng đau nhức lưng, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn. Cơn đau tăng lên khi làm việc quá sức, mang vác vật nặng.
Mang thai hoặc kỳ kinh nguyệt
Đây là triệu chứng cực kỳ phổ biến khi mang thai hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân là do cột sống chịu áp lực quá mức.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng đau lưng
Việc thăm khám cực kỳ cần thiết đối với bất cứ căn bệnh nào, trong đó có đau lưng. Đầu tiên, người bệnh cần cung cấp những thông tin cá nhân, nghề nghiệp, triệu chứng gặp phải và tiền sử y tế.
Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng lưng, đánh giá khả năng hoạt động như đứng, ngồi, đi bộ, nâng hai chân và kiểm tra phản xạ bằng búa cao su. Sau đó mới thực hiện các xét nghiệm như:
- Chụp X – quang: Kiểm tra tình trạng xương để phát hiện nứt, gãy. Đồng thời xem xét sự liên kết giữa xương và các khớp.
- Chụp cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp CT: Phát hiện vấn đề về xương, cơ, mô, dây chằng, mạch máu, dây thần kinh.
- Chiếu xương: Giúp phát hiện khối u hoặc bệnh loãng xương.
- Đo xung điện ở dây thần kinh: Xem xét phản ứng của cơ và mức độ chèn ép dây thần kinh.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Xác định các bệnh tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng.
Làm sao để điều trị khỏi bệnh đau lưng?
Sau khi thực hiện những phương pháp chẩn đoán trên, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng đau và vấn đề đang gặp phải. Từ đó, đưa ra được phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Đau lưng quá phải làm sao? – Chữa bằng Tây y
Đối với những trường hợp đau lưng ê ẩm mức độ nhẹ, người bệnh có thể tìm mua các loại miếng dán như Salonpas, ThermaCare, Roihi Tsuboko, Harikkusu… Chỉ cần dán trực tiếp vào vùng bị đau khoảng 5 – 7 tiếng, triệu chứng đau nhức, tê cứng, mỏi lưng sẽ thuyên giảm dần.
Miếng dán còn giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái. Đây là biện pháp cho hiệu quả khá tốt và an toàn.
Nếu sử dụng miếng dán không đạt hiệu quả tốt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống. Cụ thể như:
- Thuốc Paracetamol hoặc Acetaminophen có tác dụng giảm đau nhanh chóng, kháng viêm và chống nhiễm trùng.
- Thuốc chống viêm không Steroid: phổ biến nhất là Ibuprofen, Naproxen, chất ức chế COX-2… giúp giảm viêm đồng thời giảm đau lưng xương khớp.
- Thuốc Steroid có tác dụng giảm đau và chống viêm mạnh nhưng dễ gây ra tác dụng phụ nên chỉ dùng cho những cơn đau nặng và được bác sĩ giới hạn thời gian sử dụng.
- Thuốc làm giãn cơ thường dùng là Tramadol, Soma, Flexeril, Valium… có tác dụng giảm đau và an thần.
- Thuốc chống động kinh Gabapentin giảm chứng đau thắt lưng mãn tính, và đau thần kinh tọa.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh tiêm 2 loại sau:
- Tiêm Cortisone ngoài màng cứng bằng thuốc corticosteroid, steroid.
- Tiêm Botox có công dụng làm tê cơ bị bong gân và giảm đau.
Ngoài ra, khi tất cả các phương pháp trên không còn hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh thực hiện phẫu thuật. Phương pháp này giúp điều trị triệt để tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, rủi ro phẫu thuật rất nguy hiểm, đồng thời chi phí thực hiện cao. Do đó, người bệnh cần nắm rõ thông tin, lựa chọn bệnh viện uy tín, bác sĩ tay nghề cao để thực hiện.
Điều trị đau lưng theo Y học cổ truyền
Phương pháp chữa đau lưng theo Y học cổ truyền ngày càng được nhiều người tin tưởng thực hiện bởi hiệu quả cao, lâu dài và rất an toàn. Tuy thời gian điều trị lâu hơn so với Tây y nhưng người bệnh không lo tái đi tái lại và những ảnh hưởng từ tác dụng phụ. Sau khi thăm khám, lương y sẽ chỉ định các bài thuốc uống từ những thảo dược tự nhiên. Điển hình như:
- Bài thuốc 1: Thường được áp dụng khi đau lưng xương khớp do thận âm hư. Cách thực hiện: Dùng bạch linh, hoài sơn, thục địa, đại táo (mỗi thảo dược 15g) cùng sơn thù, trạch tả, đơn bì, đường quy, bạch thược, cam thảo (mỗi thảo dược 10g). Sau đó đem phơi khô rồi sắc thành thuốc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 2: Trường hợp đau mỏi lưng do khí trệ và huyết ứ. Cách thực hiện: Sắc thuốc uống từ các thảo dược gồm đương quy, ngưu tất (mỗi loại 12g), huyền hồ, đào nhân, ngũ hương (mỗi loại 10g), cùng nhục quế (8g).
- Bài thuốc 3: Lương y chỉ định khi nguyên nhân do phong hàn thấp. Cách thực hiện: Dùng ma hoàng, đại táo (mỗi dược liệu 15g), khương hoạt, cảo bản, độc hoạt, quế chi, cam thảo, mạn kinh tử (mỗi loại 10g) để dắc thành thuốc uống.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình điều trị, người bệnh sẽ thực hiện biện pháp điều trị không dùng thuốc như:
- Châm cứu: Có tác dụng giảm đau, thông kinh mạch bằng cách dùng kim tác động vào mạch ở lưng.
- Xoa bóp, bấm huyệt: Dùng tay tác động vào các huyệt đạo trên lưng giúp giãn mạch và vùng co cứng, từ đó giảm đau hiệu quả và cảm giác dễ chịu.
Hai phương pháp này đều cho hiệu quả khá tốt nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm như méo mồm, liệt… Do đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà mà nên nhờ các lương y có tay nghề cao.
Cách trị đau lưng tại nhà
Một số bài thuốc dân gian được ông cha ta sáng tạo ra và đã áp dụng từ đời này qua đời khác để chữa đau nhức, mỏi lưng như:
- Lá chè xanh: Đun 5g lá chè xanh cùng 10 lát gừng mỏng với 500ml nước để uống hàng ngày.
- Ngải cứu: Rửa sạch, giã nát ngải cứu cùng 1 chút giấm gạo sau đó sao nóng lên. Người bệnh cho vào miếng vải mỏng rồi đắp lên vùng lưng bị đau nhức.
- Tỏi: Người bị đau mỏi lưng nên ăn 2 nhánh tỏi mỗi ngày hoặc thêm tỏi vào các món ăn.
Có thể thấy, bài thuốc dân gian chữa đau lưng chỉ sử dụng những thảo dược quen thuộc, dễ tìm mua, giá thành rất rẻ. Tuy hiệu quả không cao nhưng có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này khá tốt.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo, thực hiện mỗi ngày các biện pháp sau:
- Massage: Dùng tay day, bóp, ấn phần lưng giúp khí huyết lưu thông, hạn chế chèn ép cột sống để giảm đau, tạo cảm giác dễ chịu.
- Chườm nóng hoặc lạnh: Dùng nước (nóng hoặc lạnh) để tác động lên vùng lưng giúp giãn mạch máu, lưu thông khí huyết, giảm đau nhức.
- Bài tập vận động: Hiện nay có khá nhiều bài tập chữa đau ê ẩm như plank, yoga tư thế nhân sư, bài tập xoay cột sống… Cách thực hiện đơn giản, cho hiệu quả cao, người bệnh nên tìm hiểu và thực hiện hàng ngày.
Biện pháp phòng ngừa hiện tượng đau lưng
Đau nhức, mỏi lưng là do những tác nhân chủ quan và khách quan nên thực tế, việc phòng ngừa khá khó khăn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể hạn chế bằng một số biện pháp sao:
- Duy trì mức cân nặng hợp lý để giảm áp lực cho lưng.
- Thay đổi những tư thế xấu như không ngồi quá lâu, tránh mang vật nặng, không nằm ngủ sấp….
- Nghỉ ngơi điều độ để giảm áp lực cho lưng, giúp xương có thời gian phục hồi.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú ý bổ sung thêm các chất giúp xương chắc khỏe như vitamin, canxi, omega 3,…
- Kèm theo đó là tránh lạm dụng chất kích thích, hay ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nhiều chất bảo quản…
- Cải thiện thể chất bằng cách tập thể dụng, chơi các môn thể thao vừa sức như bơi lội, chạy bộ, đạp xe… mỗi ngày.
Đau lưng là tình trạng phổ biến mà gần như ai cũng từng gặp phải. Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì người bệnh không nên chủ quan. Hãy đảm bảo sức khỏe cho bản thân bằng cách thăm khám thường xuyên cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
The post Đau lưng là bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh appeared first on Tạp Chí Đông Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét