Đau cổ bên trái khiến người bệnh vô cùng khó chịu và lo lắng. Vậy, nguyên nhân đau cổ bên trái là gì, có nguy hiểm không, cách xử lý, phòng tránh như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất.
Bị đau cổ bên trái là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Cổ là bộ phận có tần suất hoạt động cao, phải chịu áp lực lớn từ phần đầu nhưng lại không được đĩa đệm hỗ trợ nhiều. Do đó, tình trạng đau cổ nói chung và đau ở cổ bên trái nói riêng rất phổ biến. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu vùng cổ và khó khăn khi vận động.
Đau cổ trái có thể gặp ở bất cứ ai. Tuy nhiên, những người cao tuổi, người phải làm việc lâu ở một tư thế, người hay chơi thể thao là những đối tượng phổ biến nhất.
Rất nhiều trường hợp bị đau cổ bên trái là do mắc phải bệnh lý xương khớp hoặc chấn thương vùng cổ. Lúc này, mức độ đau sẽ tăng dần và không thể tự khỏi được.
Nếu kéo dài không xử lý có thể gây ra một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Điển hình như rối loạn tiền đình, ù tai, chân tay mất cảm giác, thậm chí là tàn phế. Vì vậy, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu đau cổ bên trái cần cảnh giác
Khi bị đau cổ bên trái, bạn sẽ gặp phải các vấn đề sau:
- Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, đặc biệt là khi vận động hoặc giữ nguyên một tư thế lâu.
- Khớp cổ cứng, khó khăn trong vận động.
- Cơn đau dần lan ra vùng vai gáy, bả vai, cánh tay.
- Cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, thường xuyên khó ngủ.
Trong trường hợp mức độ đau dữ dội, cơn đau kéo dài trên 1 tuần nhưng không thuyên giảm và ảnh hưởng đến các bộ phận khác như cánh tay, chân…., bạn cần lập tức thăm khám để giải xử lý dứt điểm tình trạng này, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ trái
Theo các chuyên gia về xương khớp, ngoài yếu tố tuổi tác, nghề nghiệp, đau cổ bên trái xảy ra do một số nguyên nhân sau:
Căng cơ
Căng cơ gây đau nhức cổ bên trái là nguyên nhân rất phổ biến. Một số hoạt động dẫn đến tình trạng này là:
- Cổ hoạt động quá nhiều.
- Làm việc, vui chơi, tập luyện và nghỉ ngơi sai tư thế.
- Gối ngủ quá cao hoặc quá thấp.
- Thường xuyên căng thẳng.
Đau cổ bên trái do hấn thương
Những chấn thương vùng cổ cũng là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra đau cổ bên trái. Tình trạng đau sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Theo thống kê, có đến 60% người bị đau cổ trái do thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng bao cơ bị nứt khiến nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép ống sống, rễ dây thần kinh và màng tủy gây đau. Bạn sẽ cảm thấy đau dữ dội, tê mỏi, lan xuống phần vai gáy, cánh tay.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng tổn thương sụn khớp và màng hoạt dịch. Bạn sẽ cảm thấy rất đau đớn, sau đó lan ra vai gáy và cánh tay.
Thoái hóa cột sống cổ
Theo thời gian, đĩa đệm ở cổ xẹp dần, dây chằng xơ cứng làm cho vùng cổ rất dễ bị tổn thương gây ra những cơn đau. Tình trạng này phổ biến nhất ở những người trung niên và người già.
Loãng xương gây đau cổ bên trái
Đây là tình trạng xương thiếu canxi, tăng phần xốp khiến xương rất yếu và dễ bị tổn thương. Người cao tuổi rất dễ gặp phải tình trạng này nên thường xuyên đau cổ gáy bên trái.
Bệnh phổi hoặc cơ hoành
Đau ở cổ bên trái là triệu chứng của bệnh phổi hoặc cơ hoành. Bởi dây thần kinh tác động chạy từ cột sống cổ đến phổi và cơ hoành.
Tổng hợp những cách điều trị hiệu quả
Hiện nay có rất nhiều cách chữa đau cổ bên trái cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, để lựa chọn được phương pháp phù hợp, điều trị nhanh chóng, người bệnh cần thăm khám tại các cơ sở y tế trước.
Trước tiên, bác sĩ sẽ có những chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng như chụp X – quang, cộng hưởng từ MRI hoặc chụp cắt lớp vi tính CT, chọc dò tủy sống…Cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị là một hoặc kết hợp các cách sau:
Biện pháp Tây y chữa đau ở cổ bên trái
Tùy thuộc vào tình trạng đau và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc hay phẫu thuật. Đối với trường hợp đau nhẹ, người bệnh sẽ dùng các loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau, kháng viêm như Paracetamol, NSAID…
- Thuốc giãn cơ có tác dụng giảm co thắt cơ ở cổ như Mydocalm, Diazepam…
- Thuốc chống trầm cảm giúp giảm đau như Amitriptylin …
- Thuốc chống động kinh như Gabapentin, Pregabalin khi dây thần kinh bị tổn thương gây đau đớn.
- Tiêm thuốc corticosteroid và gây tê cục bộ
Khi uống hoặc tiêm thuốc Tây y, triệu chứng đau nhức, tê mỏi thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do đó, bạn cần phải thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ trong đơn thuốc.
Trong trường hợp bệnh nặng, dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phẫu thuật. Biện pháp ngoại khoa cũng mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn có thể gặp phải những rủi ro nguy hiểm. Việc lựa chọn bác sĩ và đơn vị y tế vô cùng quan trọng.
Đông y chữa đau cổ trái
Biện pháp Tây y cho hiệu quả nhanh nhưng khiến người bệnh lo lắng bởi những tác dụng phụ. Do đó, rất nhiều người đã lựa chọn điều trị bằng Đông y. Đây được xem là phương pháp “chậm mà chắc”. Nó không chỉ giúp giảm đau, chống viêm mà còn triệt tiêu nguyên nhân, tăng cường sức khỏe.
Nếu thực hiện theo đúng lộ trình, tình trạng đau cổ bên trái sẽ được giải quyết dứt điểm, không lo tái đi tái lại. Bên cạnh đó, biện pháp này cực kỳ an toàn, gần như không xảy ra tác dụng phụ nào trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, thời gian điều trị khá dài, người bệnh phải thật sự kiên trì thực hiện.
Thông thường, sau khi thăm khám, lương y sẽ chỉ định bài thuốc uống phù hợp với từng người bệnh. Có thể kể ra một số bài thuốc phổ biến như:
- Bài thuốc Độc hoạt ký sinh: Sắc các thảo dược gồm cẩu tích (20g), phòng phong, đương quy, ngưu tất,tang ký sinh, uy linh tiên (mỗi loại 12g), tần giao, độc hoạt, phục linh ( mỗi loại 10g), tế tân, quế tâm (mỗi loại 8g) và chích thảo (6g) thành thuốc uống. Tần suất: 1 thang/ngày.
- Bài thuốc Khương hoạt đương quy thang: Dùng quế chi, độc hoạt, xuyên khung, phòng phong, đương quy (mỗi thảo dược 12g), hoàng bá, khương hoạt, sài hồ (mỗi thảo dược 10g), đào nhân, hồng hoa (8g) sắc thành thuốc để uống. Tần suất: 1 thang/ngày.
- Bài thuốc Khương hoạt nhũ hương thang: Sắc thành thuốc uống từ các thảo dược đương quy, phòng phong, xích thược, xuyên khung, kinh giới (mỗi loại 12g), trần bì, độc hoạt, hồng hoa (mỗi loại 10g), đan bì, đào nhân, khương hoạt (mỗi loại 8g). Tần suất: 1 thang/ngày.
Bên cạnh đó, lương y có thể yêu cầu thực hiện các biện pháp hỗ trợ giúp tình trạng đau cổ bên trái thuyên giảm nhanh chóng hơn như:
- Bấm huyệt: Thực hiện ấn và day nhẹ vào các huyệt đạo có tác dụng giảm đau nhức.
- Châm cứu: Dùng kim tác động vào huyệt đạo giúp giảm đau cổ gáy bên trái. Từ đó, hoạt động cổ diễn ra bình thường.
- Nắn bóp (Chiropractic): Thực hiện trong trường hợp đĩa đệm bị lệch vị trí gây đau cổ bên trái.
Các cách điều trị đau cổ trái bằng mẹo dân gian
Bên cạnh những cách điều trị trên, bạn hoàn toàn có thể làm giảm đau cổ bên trái bằng những biện pháp đơn giản, an toàn ngay tại nhà. Một số mẹo dân gian cho kết quả tốt như:
- Kết hợp ngải cứu và mật ong: Giúp giảm đau nhanh chóng, chống viêm hiệu quả bởi ngải cứu chứa nhiều aspirin. Bạn rửa sạch, giã nát 400g ngải cứu rồi lọc lấy nước cốt. Sau đó cho thêm 3 thìa mật ong, trộn đều và uống 2 lần vào trưa, chiều.
- Dùng quả nhàu: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, trong đó có prosertonin và xeronin giúp sửa chữa tổn thương. Cách thực hiện: rửa sạch, thái lát 200g quả nhàu rồi đem ngâm với 2 lít rượu trắng trong 30 ngày. Bạn uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 20 – 30ml.
- Cây đau xương: Giúp giảm đau ở cổ bên trái , chống viêm và hỗ trợ phục hồi tổn thương. Cách thực hiện: giã nhỏ cây đau xương đã rửa sạch rồi trộn với 1 ít rượu. Bạn đắp lên vùng cổ bên trái trong 15 – 20 phút.
Ngoài cách điều trị bằng mẹo dân gian, bạn có thể thực hiện thêm một số cách đơn giản sau:
- Massage: Xoa bóp cổ bên trái khoảng 5 phút để giúp máu lưu thông tốt hơn, tạo cảm giác dễ chịu. Bạn có thể sử dụng thêm một số loại tinh dầu để đạt hiệu quả cao hơn.
- Chườm nóng: Giúp giãn mạch máu, thúc đẩy khí huyết lưu thông từ đó giảm đau nhanh chóng.
- Thực hiện bài tập: Tham khảo và thực hiện một số bài tập giúp giảm đau, cổ hoạt động linh hoạt hơn.
Phòng ngừa tình trạng đau cổ bên trái
Để phòng tránh bị đau cổ bên trái, bạn nên thực hiện các điều sau:
- Thường xuyên vận động thể dục, thể thao phù hợp để giúp phần cổ linh hoạt hơn.
- Luôn giữ cổ thẳng, tránh làm việc sai tư thế, quá sức hoặc ngồi quá lâu không hoạt động.
- Không bẻ khớp cổ bởi có thể khiến đĩa đệm, đốt sống bị tổn thương.
- Thường xuyên tập các động tác dưỡng sinh, kéo dãn cơ cổ như xoay tròn cổ, ưỡn cỏ, cúi hoặc ngửa đầu…
- Ngủ đúng tư thế, chọn gối có độ cao vừa phải và chất liệu dễ chịu.
- Bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin, omega 3 tốt cho xương khớp.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bởi có thể ảnh hưởng đến xương khớp.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi tình hình xương khớp.
Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về đau cổ bên trái. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về dấu hiệu, nguyên nhân. Từ đó có hướng điều trị tình trạng này cũng như phòng tránh hiệu quả.
The post Đau cổ bên trái có nguy hiểm không và phải xử lý như thế nào? appeared first on Tạp Chí Đông Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét