Chuyển đến nội dung chính

Thuốc Clorpheniramin: Tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Thuốc Clorpheniramin được biết đến là thuốc kháng histamine điều trị dị ứng hiệu quả, an toàn và phổ biến. Dưới đây là những thông tin cần biết về thuốc này mà độc giả nên nắm được.

Thông tin về thuốc Clorpheniramin

Thuốc Clorpheniramin là thuốc kháng histamine có chức năng chống và ngăn chặn các triệu chứng liên quan đến dị ứng. 

  • Tên đầy đủ: Thuốc clorpheniramin 4mg
  • Thành phần hoạt chất: Clorpheniramin maleat 4mg
  • Nhà sản xuất: Công ty Dược phẩm Mekophar
  • Nhà phân phối: Công ty Dược phẩm Mekophar
  • Dạng: Viên nén, mỗi hộp 5 vỉ x 20 viên, 1 lọ 100 viên.
Thuốc có tác dụng trị chàm và cách bệnh da liệu hữu hiệu
Thuốc có tác dụng trị chàm và cách bệnh da liệu hữu hiệu

Thành phần

Trong mỗi lọ thuốc Clorpheniramin 4mg có chứa hai thành phần chính là Chlorpheniramin maleat 4 mg và tá dược vừa đủ 1 viên.

Dược động lực học

Chlorpheniramin maleat 4 mg trong thuốc có khả năng được hấp thụ tốt vào cơ thể người bệnh khi uống. Khi vào trong cơ thể, nó xuất hiện trong huyết tương từ 30 đến 60 phút. Thời gian đó nồng độ đỉnh huyết tương đo được có thể đạt khoảng 2,5 giờ cho đến 6 giờ sau khi sử dụng thuốc. Nhưng khả năng sinh học chỉ đạt ở mức 25 – 50%.

Khi thuốc hòa tan vào cơ thể thì chỉ có khoảng 70% thuốc được liên kết trong tuần hoàn với protein, phần còn lại được phân bố trong khoảng 3,5 lít/kg ở người lớn và ở trẻ em từ 7 đến 10 lít/kg.

Không giống như những thành phần khác, Clorpheniramin maleat được chuyển hóa khá nhanh và nhiều khi vào cơ thể. Những chất chuyển hóa mạnh phải kể đến desmethyl – didesmethyl- clorpheniramin.

Tác dụng của thuốc khi vào trong cơ thể người bệnh khá dài, do đó khi sử dụng thuốc nên cách nhau khoảng 6 giờ đồng hồ.

Chỉ định thuốc Clorpheniramin

Vậy, thuốc clorpheniramin 4mg trị bệnh gì? Dưới đây là những chỉ định dùng thuốc Clorpheniramin:

Thuốc dùng trị ngứa hiệu quả
Thuốc dùng trị ngứa hiệu quả
  • Bệnh nhân có bệnh viêm mũi dị ứng mùa hoặc dị ứng mũi quanh năm
  • Điều trị các triệu chứng dị ứng: Mày đay, viêm mũi vận mạch do histamine, viêm kết mạc dị ứng, viêm da tiếp xúc, phù mạch, phù Quincke, dị ứng thức ăn, phản ứng huyết thanh…
  • Dị ứng do thức ăn, nước uống, môi trường ô nhiễm
  • Điều trị vết côn trùng cắn
  • Điều trị tình trạng ngứa ở người bị bệnh sởi, thủy đậu
  • Bổ trợ điều trị cấp cứu trường hợp sốc phản vệ và phù mạch
  • Phối hợp với một số chế phẩm trị ho, cảm lạnh

Chống chỉ định

Thuốc Clorpheniramin chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với Clorpheniramin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Loét dạ dày chít, tắc môn vị
  • Tắc cổ bàng quang
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú
  • Trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng
  • Người bệnh đang lên cơn hen suyễn
  • Người mắc phù đại tuyến tiền liệt
  • Người bệnh có Glocom góc hẹp

Hướng dẫn sử dụng thuốc Clorpheniramin

Thuốc Cclorpheniramin có thể được dùng để uống hoặc dùng làm thuốc tiêm và kết hợp với những thuốc khác để điều trị bệnh.

Tùy vào từng đối tượng và mục đích sử dụng thuốc thì liều dùng thuốc Clorpheniramin sẽ khác nhau. Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.

Thuốc clorpheniramin có thể dùng để tiêm và uống
Thuốc Clorpheniramin có thể dùng để tiêm và uống

Trường hợp bị viêm mũi dị ứng theo mùa:

  • Người lớn: Uống 4mg trước khi đi ngủ, sau đó tăng lên 10 đến 24g/lần và chia làm 2 lầ/ngày. Uống liên tục cho đến cuối mùa dị ứng.
  • Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: Uống 1mg/lần, ngày uống tối đa 6mg, cách nhau từ 4 đến 6 giờ.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Uống 2mg trước khi đi ngủ, sau tăng lên 12mg/ngày, chia ra nhiều lần uống, uống liên tục cho đến cuối mùa dị ứng.

Trường hợp phản ứng dị ứng cấp: Dùng 12mg thuốc, chia làm 1 đến 2 lần/ngày.

Trường hợp phản ứng dị ứng không biến chứng: Dùng 5 đến 20mg cho một lần tiêm bắp, dưới da hoặc tĩnh mạch.

Trường hợp làm thuốc hỗ trợ sốc phản vệ: Sử dụng 10 đến 20mg/lần tiêm ở tĩnh mạch.

Trường hợp phản ứng dị ứng truyền máu hoặc huyết tương: Sử dụng 10 – 20mg/lần, tối đa trong ngày 40mg. Dùng để tiêm dưới da, tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Trường hợp bệnh nhân cao tuổi: Sử dụng 4mg/ngày, chia làm 2 lần uống, thuốc còn tác dụng trong cơ thể kéo dài 36 giờ đồng hồ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là những loại thuốc tác dụng mạnh như thuốc Clorpheniramin thì người bệnh cần tìm hiểu những lưu ý về thuốc trước khi sử dụng.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích khi dùng thuốc
Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích khi dùng thuốc

Tác dụng phụ

Với những loại thuốc kháng sinh như thuốc Clorpheniramin bên cạnh những công dụng chính thì luôn đi kèm những tác dụng phụ mà người bệnh không mong muốn như:

  • Tác dụng an thần: Ngủ gà nhẹ, ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt và gây kích thích xảy ra khi điều trị ngắt quãng.
  • Tác dụng phụ khi tiêm thuốc: Có cảm giác như bị châm, đốt hoặc rát bỏng nơi bị tiêm, tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hạ huyết áp nhất thời hoặc khi kích thích thần kinh trung ương.

Thận trọng

  • Tuân thủ theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng và cách dùng
  • Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc
  • Tránh để bột thuốc tiếp xúc vào mắt, miệng, mũi
  • Để xa tầm tay trẻ em
  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời

Tương tác thuốc

  • Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamine
  • Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Clorpheniramin
  • Clorpheniramin ức chế chuyển hóa phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc phenytoin
  • Bên cạnh đó, thuốc Clorpheniramin còn tương tác với bia, rượu, thuốc lá…

Giá bán thuốc Clorpheniramin

Giá bán của sản phẩm khá rẻ, chỉ khoảng 45.000 đồng/lọ/200 viên.

Trên đây là toàn bộ thông tin cần biết về Clorpheniramin – thuốc chống dị ứng phổ biến và có hiệu quả cao. Hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để trị đúng bệnh và bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho bản thân.

Xem ngay:

The post Thuốc Clorpheniramin: Tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa...

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn ...

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nướ...