Chuyển đến nội dung chính

Lá ngón là gì? Độc dược nguy hiểm có khả năng gây chết người

Lá ngón là một cây độc, có độc tính rất mạnh và có thể khiến người ăn phải tử vong ngay lập tức. Chính vì thế, đây là một loại cây rất nguy hiểm, mọi người cần nắm được đặc điểm về hình dạng cũng như cách xử lý khi bị ngộ độc lá ngón để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Lá ngón là gì? Đặc điểm nhận dạng

Lá ngón là một loại thực vật thường mọc nhiều ở vùng núi cao, có thân quấn và màu xanh. Cây ngón thân quấn dài có thể lên tới 12 mét. Loại cây này còn được gọi tên là đoạn trường thảo.

Từ xưa, nhiều người dân tộc vùng cao thường dùng lá ngón để tự tử. Các tỉnh miền núi phía Bắc của nước ta như Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình, Lạng Sơn… có rất nhiều loại lá này. Tuy nhiên, nhìn bên ngoài loại cây này loại cây rất bình thường, có thể nhầm lẫn với các loại rau ăn hoặc cây cảnh của người dân địa phương.

Lá ngón là một loại thực vật thường mọc nhiều ở vùng núi cao, có thân quấn và màu xanh
Lá ngón là một loại thực vật thường mọc nhiều ở vùng núi cao, có thân quấn và màu xanh

Lá ngón có thân và cành không có lông. Tại phần thân có khía dọc, lá có hình thuôn dài, bóng nhẵn, đầu nhọn và mọc đối xứng. Thông thường, các lá có độ dài khoảng 7 đến 12cm, bề rộng lá từ 2,5 đến 5,5cm. Lá thường mọc thành chùm phía đầu cành.

Cây lá ngón có hoa màu vàng 5 cánh và nở rộ vào tháng 6, tháng 8, tháng 10. Quả của loại cây này có màu nâu, thon dài và có chiều rộng khoảng 0,5cm, quả nhẵn. Khi lá ở các cành non sẽ có màu xanh lục, hơi nhạt. Khi lá già sẽ chuyển dần sang màu nâu nhạt.

Độc tính của lá ngón

Lá ngón là cây cực độc, có độc tố mạnh, ngấm rất nhanh. Độc tố trong thực vật này có thể ngấm qua đường tiêu hóa chỉ sau 5 đến 10 phút và thời gian gây chết người từ 1 đến 7 tiếng sau khi bị ngộ độc.

Đây là loại lá cây độc nhất của nước ta. Theo các nghiên cứu, chỉ cần ăn trực tiếp khoảng 3 lácó thể tử vong ngay tại chỗ. Độc tính trong lá ngón khiến người bị ngộ độc có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, khát nước, đau rát cổ và có tình trạng tim đập yếu, khó thở, sùi bọt mép, giãn đồng tử.

Trong lá có độc tính cực mạnh
Trong lá có độc tính cực mạnh

Nguyên nhân là do trong lá ngón có chứa hoạt chất Alkaloid – một độc tố gây chết người, chỉ cần một lượng nhỏ hoạt chất này cũng có thể gây tử vong. Trong cây lá ngón, Alkaloid có trong toàn bộ cây và độc tính giảm dần từ rễ, lá, hoa, quả và thân.

Không chỉ ăn trực tiếp lá ngón, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành khiến nhựa cây dính vào tay sau đó tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn, vết thương hở trên cơ thể cũng có thể gây tử vong.

Cách xử lý khi bị ngộ độc

Xử lý ngộ độc lá ngón là thao tác cấp cứu rất quan trọng. Với những người bị ngộ độc bắt buộc phải tiến hành sơ cứu kịp thời, chậm nhất là trước 1 tiếng sau khi ngộ độc để hạn chế độc tính ngấm vào cơ thể. Sau 1 tiếng, độc tính có thể thấm qua đường ruột khiến người bệnh tử vong.

Vì thế, khi bị ngộ độc lá ngón, bắt buộc phải tìm cách cho bệnh nhân nôn vật chất ra ngoài. Có thể dùng ngón tay chọc sâu vào cổ họng của bệnh nhân, chạm vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn để đào thải độc tố ra ngoài, giảm nồng độ độc tính. Sau đó, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Người bị ngộ độc lá ngón cần được cấp cứu kịp thời
Người bị ngộ độc lá ngón cần được cấp cứu kịp thời

Tại bệnh viện, các bác sĩ tiến hành biện pháp để kiểm soát chức năng của hệ hô hấp. Người bệnh được nằm nghiêng và tiến hành hút đờm giúp thông thoáng đường thở. Sau đó, các bác sĩ có thể dùng liệu pháp oxy, rửa dạ dày bằng nước ấm và đặt nội khí quản giúp duy trì huyết áp, duy trì mạch cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng than hoạt tính. Than hoạt tính giúp hấp thụ các chất độc còn sót lại trong cơ thể và đường tiêu hóa. Sau khi tiến hành các bước cấp cứu trên, người bệnh được chỉ định truyền dịch và lọc máu, sử dụng thuốc chống rối loạn nhịp tim và ổn định huyết áp.

Việc phổ biến kiến thức sơ cứu và cấp cứu cho bệnh nhân bị ngộ độc lá ngón đến nay vẫn còn hạn chế do loại cây này chủ yếu ở vùng núi cao, nơi người dân còn ít được tiếp cận thông tin và kiến thức về sơ cứu. Vì thế, tỉ lệ tử vong do ngộ độc loại thực vật này ở các vùng núi cao vẫn là con số đáng báo động.

Lá ngón là độc dược cực mạnh, có thể khiến nạn nhân tử vong trong thời gian ngắn. Chính vì thế, mọi người cần phân biệt rõ loại cây này với nhóm cây khác để tránh nhầm lẫn khi sử dụng, gây ra hậu quả đáng tiếc.

The post Lá ngón là gì? Độc dược nguy hiểm có khả năng gây chết người appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bện

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa hàng ngày.