Cây mật gấu là loại dược liệu được dùng trong các bài thuốc chữa xương khớp, đái tháo đường, đau họng,… Bài viết dưới đây, chuyên trang xin gửi tới bạn đọc những thông tin về công dụng của cây thuốc quý này, các bài thuốc cũng như những lưu ý phải biết trước khi sử dụng.
Cây mật gấu là gì? Những thông tin về dược liệu
Là một trong những dược liệu phổ biến và mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe con người, tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về cây thuốc này. Dưới đây là một số thông tin về dược liệu mật gấu:
- Tên dược liệu: Cây mật gấu
- Tên gọi khác: Cây lá đắng, Cây kim thất tai, Cây mật gấu nam…
- Tên gọi theo khoa học: Gymnanthemum Amygdalinum
- Thuộc họ: Cúc
Mô tả thực vật, hình dáng cây mật gấu
Dược liệu mật gấu hay còn gọi là cây lá đắng mang những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Cây thuốc thuộc thực vật thân thảo, mềm và phát triển thành từng bụi. Cây trưởng thành trung bình sẽ cao từ 2 mét đến 5 mét, điều này phụ thuộc nhiều vào chất lượng ánh sáng và chất lượng đất ở nơi sinh trưởng của cây.
- Lá mật gấu có hình trái xoan, cứng vừa phải, có răng cưa nhỏ ở rìa lá. Khi cây trưởng thành, lá có thể rộng từ 2 đến 4 cm và dài từ 6 đến 10 cm. Tác dụng lá mật gấu với sức khỏe con người rất tốt nên thường được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
- Hoa thảo dược mọc thành cụm, màu vàng nhạt và có 6 cánh hoa, mỗi bông có nhiều phần lá đài ở dưới. Mỗi lá đài sẽ xếp thành 3 vòng liên tiếp và hoa sẽ nở tại phần ngọn thân của cây. Hoa thường ra hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 hàng năm.
- Sau khi hoa tàn, tháng 5 và tháng 6 sẽ là thời điểm cây ra quả. Quả của cây mật gấu màu xanh nâu chín, mọc trên phần ngọn cây.
Nhiều người thắc mắc cây mật gấu có mấy loại? Dược liệu có hai loại là cây mật gấu miền bắc và cây mật gấu miền nam. Đặc điểm nhận biết của hai loại cây này là mật gấu miền bắc có thân đỏ và mật gấu miền nam có thân trắng. Do mục đích sử dụng và chữa bệnh mà người ta lựa chọn loại phù hợp.
Cách phân biệt cây mật gấu và cây mật nhân
Cây mật gấu và cây mật nhân là hai loại thuốc chữa bệnh phổ biến. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn về hai loại dược liệu này. Ngoài sự khác nhau về đặc điểm thực vật, hai loại thảo dược này còn có tính vị hoàn toàn khác nhau.
- Cây mật nhân có cây và rễ màu vàng nhạt bên ngoài. Khi sắc thành thuốc, chúng có mùi vị rất đặc trưng, thơm ngậy, tuy nhiên vị của thuốc lại vô cùng đắng.
- Dược liệu mật gấu có cây màu vàng đậm. Khi sắc thành thuốc có mùi hơi khó chịu, hơi giống mùi của động vật, vị thuốc được xem là khá đắng. Tuy nhiên, so với mật nhân thì vị thuốc của mật gấu không đắng như vậy.
Dược liệu mọc ở đâu và phân bổ như thế nào?
Dược liệu này khá phổ biến ở nhiều nước châu Á như Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, cây thuốc được tìm kiếm nhiều ở các vùng núi cao phía Bắc – nơi có khí hậu mát mẻ và nhiều dược liệu khác có thể sinh trưởng được. Ở một số vùng núi như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn… có thể dễ dàng thấy cây thuốc này.
Ngoài ra, cây lá đắng còn được tìm kiếm nhiều Langbiang – Lâm Đồng. Tuy nhiên, so với miền Bắc, sự phân bổ cây thuốc ở đây không nhiều.
Với tác dụng cây mật gấu, hiện nay rất nhiều cơ sở, trung tâm dược liệu trên toàn quốc đã phối giống và nuôi trồng thành công thảo dược này.
Thu hái và bào chế dược liệu
Theo kinh nghiệm dân gian, lá và thân của dược liệu sẽ được sử dụng để làm thuốc. Khác với nhiều loại thảo dược khác, cây mật gấu có thể được thu hoạch quanh năm.
Tuy nhiên, để công dụng cây mật gấu được đảm bảo, nên thu hoạch khi cây trưởng thành, không quá già cũng không quá non. Sau khi thu hái, việc sơ chế phải được thực hiện theo các cách dưới đây:
- Rửa sạch, loại bỏ hết chất bẩn của nguyên liệu, để ráo nước và dùng tươi.
- Sơ chế sạch sẽ cây mật gấu rồi phơi hoặc sấy khô dược liệu rồi sắc thành thuốc.
- Ngâm rượu để sử dụng dần.
Với thảo dược đã được bào chế khô, người bệnh cần phải bảo quản chúng tại những khu vực thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Tìm hiểu thông tin cây mật gấu chữa bệnh gì? Công dụng của cây mật gấu với con người
Chắc chắn, không hề ngẫu nhiên khi cây thuốc mật gấu được sử dụng phổ biến và là bài thuốc quý trong Đông y. Tác dụng của cây lá đắng được được kiểm chứng trong y học cổ truyền và nghiên cứu khoa học hiện đại.
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra về công dụng lá mật gấu và cây mật gấu trị bệnh gì? Trong Đông y, dược liệu này có vị đắng và tính quy hàn, phần thân cây có màu vàng óng. Vậy nên, người bệnh thường sử dụng phần thân cây để sắc thành thuốc hoặc ngâm rượu thuốc.
Trong khoa học hiện đại cũng đã có nghiên cứu về tác dụng của lá mật gấu tươi. Dược liệu có hàm lượng vitamin dồi dào như vitamin A, B1, B2, C và E. Ngoài ra còn có những dưỡng chất như beta sitosterol, glucoside, exercise in A, ursolic acid…. Vậy, với những thành phần đó, lá mật gấu chữa bệnh gì?
- Tiêu viêm, giải độc, giúp hạ sốt hiệu quả, điều hòa đường huyết cho cơ thể và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Kích thích vào quá trình sản sinh estrogen và duy trì tính ổn định của hoocmon đó trong cơ thể.
- Có khả năng giảm lượng cholesterol xấu trong máu, điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể và ngăn ngừa kịp thời bệnh ung thư.
- Các thành phần có trong dược liệu rất tốt trong điều trị bệnh lý về gan và thận.
- Với phụ nữ vừa sinh, tác dụng của lá đắng giúp lợi sữa.
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Sử dụng mật gấu chữa bệnh gì và như thế nào? Trong Đông y, bài thuốc từ cây mật gấu rất phổ biến và có hiệu quả tốt với người bệnh. Dưới đây là một vài bài thuốc từ cây lá đắng được nhiều người áp dụng.
Mật gấu ngâm rượu chữa bệnh lý về xương khớp
Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh lý về xương khớp? Theo kinh nghiệm dân gian, đây thật sự là bài thuốc giúp giảm đau nhức và kiểm soát được tình trạng bệnh rất tốt. Với bài thuốc này, người dùng chỉ cần chuẩn bị 200gr cây và rễ mật gấu cùng 2 lít rượu trắng.
Các bước thực hiện:
- Làm sạch nguyên liệu rồi thái thành từng khúc nhỏ và đem phơi hoặc sấy khô.
- Cho tất cả dược liệu đã phơi khô vào bình thủy tinh, đổ 2 lít rượu trắng cho ngập hết dược liệu.
- Dùng nắp đậy kín bình và ngâm rượu thuốc trong khoảng 15 đến 20 ngày. Khi rượu bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc vàng sậm, có thể sử dụng được.
- Mỗi ngày dùng 1-2 chén rượu nhỏ, kiên trì áp dụng để thấy được hiệu quả của bài thuốc.
Uống lá mật gấu có tác dụng gì trong điều trị hạ sốt, kháng viêm?
Các thành phần có trong loại cây này như flavonoid, glycosides, diterpene, lacton andrographolide có tác dụng hạ sốt nhanh chóng và giảm được sự căng thẳng của cơ thể.
Nguyên liệu chuẩn bị: 10gr lá mật gấu và mật ong
Các bước thực hiện:
- Sao vàng, phơi hoặc sấy khô lá mật gấu để làm thuốc.
- Dùng 300ml để sắc thuốc. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, tiếp tục đun cho tới khi chỉ còn khoảng 150ml nước thuốc thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc khi còn ấm và có thể cho một ít mật ong vào cùng cho dễ uống. Mỗi ngày uống 2-3 lần và khi nào không còn dấu hiệu sốt thì dừng lại.
Lá mật gấu có tác dụng gì khi điều trị đau họng, ho khan
Với bài thuốc này chữa bệnh viêm họng và ho khan, người bệnh chỉ cần chuẩn bị 2-3 lá mật gấu tươi.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch lá và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết chất bẩn.
- Nhai trực tiếp lá tươi để điều trị đau họng. Người bệnh nên áp dụng bài thuốc này trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt hơn.
- Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên lạm dụng quá nhiều vì sử dụng quá liều lượng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Cây mật gấu có tác dụng gì khi điều trị huyết áp
Hàm lượng Kali trong dược liệu có khả năng điều hòa huyết áp hiệu quả. Để điều trị chứng bệnh này, người dùng chỉ cần chuẩn bị 5 lá mật gấu tươi và thực hiện theo các bước sau đây:
- Rửa thật sạch nguyên liệu rồi ngâm với nước muối loãng và để ráo nước.
- Đun lá với ba chén nước, đun cho tới khi nước cạn chỉ còn khoảng 2 chén thì tắt bếp và lọc bỏ bã.
- Sử dụng nước thuốc uống trong ngày, có thể chia thành hai lần uống.
Bài thuốc lá mật gấu trị tiểu đường, đái tháo đường
Với hàm lượng andrographolide, dược liệu này có khả năng làm giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu. Vậy nên, sử dụng lá đắng điều trị bệnh tiểu đường, đái tháo đường rất hiệu quả.
Nguyên liệu chuẩn bị: 5gr lá mật gấu tươi.
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch và ngâm nguyên liệu với nước muối loãng để loại bỏ chất bẩn.
- Hãm lá mật gấu như hãm nước chè và sử dụng 1-2 lần mỗi ngày.
- Buổi sáng và buổi tối là thời điểm tốt nhất để dùng thuốc. Người bệnh cần phải kiên trì áp dụng bài thuốc để thấy được hiệu quả dược liệu mang lại.
Lá mật gấu uống có tác dụng gì trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp?
Chuẩn bị nguyên liệu: 9-15gr lá mật gấu.
Các bước thực hiện:
- Sao vàng, phơi hoặc sấy khô nguyên liệu để sắc thuốc.
- Đun lá thuốc với 3 chén nước. Đun sôi cho tới khi nước thuốc chỉ còn khoảng 1 chén thì tắt bếp.
- Bỏ bã và chắt lấy nước, sử dụng trong ngày. Áp dụng từ 1-2 tháng để có kết quả tốt nhất.
Chữa viêm gan cấp bằng dược liệu lá đắng
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50gr cây mật gấu tươi, có thể sử dụng 36gr mật gấu khô
- 12gr thảo dược diệp hạ châu
- 15gr cỏ gà
Các bước thực hiện:
- Rửa sạch diệp hạ châu, cả gà cùng cây mật gấu và để ráo nước. Với mật gấu tươi, người dùng nên ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn.
- Đun tất cả các nguyên liệu với 1.5 lít nước. Đun sôi rồi vặn nhỏ lửa, đun cho tới khi chỉ còn khoảng 800ml nước thì tắt bếp.
- Sử dụng thuốc trong ngày, chia thành 3 lần uống và uống trong ngày. Áp dụng trong khoảng 2 tháng để thấy được tác dụng của thuốc.
Sử dụng cây mật gấu trị mụn hiệu quả
Hầu như mọi người thường ít biết tới công dụng này của dược liệu mật gấu. Khác với những thảo dược khác thường trị mụn bằng cách xông hơi hoặc đắp mặt, với cây lá đắng, người dùng áp dụng phương pháp rượu thuốc để lấy lại làn da mịn màng.
Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg rễ mật gấu khô và 35 lít rượu trắng 35 độ.
Các bước thực hiện:
- Tráng rễ mật gấu qua một lần rượu.
- Cho rễ vào bình cùng với 3 lít rượu trắng, ngâm rượu cho ngập nguyên liệu.
- Ngâm trong khoảng 2-3 tuần có thể sử dụng.
- Sử dụng rượu thuốc bôi lên da mặt, đặc biệt những vùng có nhiều mụn, massage nhẹ nhàng quanh mặt, đợi khoảng 30 phút rồi rửa sạch mặt.
- Trong quá trình áp dụng, lớp da cũ sẽ bong ra, trị mụn và kháng viêm. Sau khi sử dụng khoảng 20 ngày tới 1 tháng, làn da sẽ có sự cải thiện đáng kể.
Ngoài những bài thuốc trên, cây lá đắng còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như: viêm ruột thừa, viêm túi mật, giải độc, mát gan, thanh lọc cơ thể, bệnh lỵ Bacillary….
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu
Tác hại của cây mật gấu và tác dụng phụ của lá mật gấu là gì? Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không và uống lá mật gấu nhiều có hại không? Đây là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra khi mới sử dụng dược liệu này.
Dù là cây thuốc quý có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, tuy nhiên, khi áp dụng những bài thuốc, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần phải tham khảo ý kiến và lời khuyên của những người có chuyên môn trước khi sử dụng bài thuốc.
- Không nên sử dụng quá nhiều thuốc trong một ngày, điều này có thể gây nên tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
- Cần phải làm đúng theo đơn thuốc của chuyên gia.
- Tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh, thuốc sẽ có tác dụng khác nhau.
- Phụ nữ mang thai không được sử dụng thảo dược, có thể khiến sản phụ sảy thai.
- Phải tìm hiểu về những món ăn, thực phẩm cần phải kiêng kỵ trong quá trình điều trị bệnh và sử dụng bài thuốc.
Trên đây là những thông tin về cây mật gấu và giải đáp thắc mắc của nhiều độc giả về lá mật gấu trị bệnh gì. Trong quá trình điều trị bệnh, người dùng cần phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và thể dục thường xuyên để việc chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.
The post Cây mật gấu – Hình ảnh, công dụng và các bài thuốc chữa bệnh appeared first on Tạp Chí Đông Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét