Chuyển đến nội dung chính

Thuốc nhỏ viêm tai giữa: Top các loại thuốc hàng đầu và cách dùng hiệu quả

Thuốc nhỏ viêm tai giữa được dùng khá phổ biến cho cả người lớn và trẻ em. Sử dụng đúng loại và tuân thủ theo hướng dẫn sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị biến chứng mãn tính. Vậy đâu là những thuốc nhỏ vừa hiệu quả vừa an toàn cho tai?

Thuốc nhỏ viêm tai giữa: Top các loại thuốc hàng đầu và cách dùng hiệu quả
Thuốc nhỏ viêm tai giữa: Top các loại thuốc hàng đầu và cách dùng hiệu quả

Cách dùng thuốc nhỏ viêm tai

Trước khi tìm hiểu chi tiết các loại thuốc nhỏ tốt nhất hiện nay cho người viêm tai giữa, bạn cần biết cách dùng thuốc như thế nào cho đúng.

Theo các chuyên gia tai mũi họng, nhỏ thuốc đúng cách mới đem lại hiệu quả tích cực và an toàn cho tai. Trước khi dùng thuốc nhỏ, bạn hãy chắc chắn đã xác định đúng nguyên nhân gây viêm tai giữa. Dưới đây là những chỉ dẫn về cách dùng thuốc nhỏ tai mà bạn có thể tham khảo.

Cách nhỏ cho người lớn:

  • Người bệnh cần vệ sinh tai sạch sẽ trước khi nhỏ bằng nước muối sinh lý. Đây là cách loại bỏ bớt những tác nhân gia tăng nguy cơ viêm tai ở bên ngoài.
  • Nên rửa tay sạch trước khi vệ sinh tai bị viêm và nhỏ thuốc.
  • Trước khi nhỏ thuốc, bạn có thể lắc đều lọ thuốc lên, kiểm tra hạn dùng, chất lượng thuốc.
  • Sau đó, bạn nằm xuống, nghiêng một bên để lỗ tai bị viêm hướng lên trên.
  • Nắm lấy dái tai, kéo nhẹ ra hướng xa đầu và đưa lọ thuốc đã mở nắp lên trên.
  • Nhỏ từ từ từng giọt và đếm số giọt cần dùng theo chỉ dẫn.
  • Cuối cùng, bạn thả dái tai ra và nằm yên cho thuốc ngấm trong ống tai khoảng 2 phút.

Cách dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa trẻ em:

Để đảm bảo dùng thuốc đúng liều lượng và an toàn, hiệu quả, tốt nhất, cần có người hỗ trợ trẻ sử dụng. Nếu trẻ còn nhỏ, hay quấy khóc, thì cần thêm một người giữ để thao tác chính xác.

cần có người hỗ trợ trẻ sử dụng
Cần có người hỗ trợ trẻ sử dụng thuốc trị viêm tai
  • Để nhỏ thuốc cho trẻ, trước tiên, bạn chuẩn bị một chiếc khăn mềm, sạch sẽ. Gấp đôi khăn lại rồi đặt vào giữa giường.
  • Bế trẻ đặt nằm lên chăn, nghiêng một bên tai tổn thương lên trên.
  • Giúp trẻ kéo dái tai ra như đối với người lớn rồi nhỏ thuốc theo liều lượng của chúng.
  • Giữ trẻ ở nguyên tư thế này trong khoảng 2 phút để thuốc ngấm vào trong. Bạn cũng có thể gập vành tai của trẻ về phía trước để thuốc dễ thẩm thấu sâu.
  • Cuối cùng, lau sạch phía ngoài tai nếu thuốc bị vương vãi và cho trẻ ngồi dậy.

Top 9 loại thuốc nhỏ viêm tai giữa chuyên gia khuyên dùng

Thuốc nhỏ tai trị viêm tai giữa là loại có tính gây tê, làm người bệnh bớt cảm giác đau. Nó đồng thời có tác dụng kháng, trị viêm, diệt khuẩn ở tai. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách có thể khiến người bệnh bị thủng màng nhĩ dẫn đến khiếm thính vĩnh viễn. Hiện tượng này được nhận biết thông qua các kết tủa của thuốc đọng lại ở ống tai.

Dưới đây là một số loại thuốc nhỏ viêm tai giữa được chuyên gia khuyên dùng.

1. Thuốc nhỏ trị viêm tai giữa Ciprodex

Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex thuộc loại kháng sinh phòng và điều trị các bệnh nhiễm trùng do nhiễm khuẩn. Các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định dùng thuốc này cho một số trường hợp viêm tai giữa hoặc nhiễm trùng ở trong tai, ống tai và nhiều bộ phận khác.

Tốt nhất nên nhỏ Ciprodex theo chỉ định của bác sĩ trị liệu
Tốt nhất nên nhỏ Ciprodex theo chỉ định của bác sĩ trị liệu

Thành phần: Hai thành phần chính của thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex là Iprofloxacin và hoạt chất Dexamethasone.

Công dụng:

  • Điều trị viêm tai giữa có biểu hiện nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công.
  • Kiểm soát tình trạng viêm tai gây chảy mủ, đau, nhức khiến người bệnh khó chịu.
  • Cải thiện các triệu chứng do viêm tai giữa gây ra sau mỗi lần nhỏ đúng cách.
  • Phòng chống các biến chứng và sự lây lan, phát triển của vi khuẩn đến các bộ phận lân cận.

Cách dùng:

  • Tùy tình trạng bệnh mà nhỏ số giọt và tần suất khác nhau. Tốt nhất nên nhỏ Ciprodex theo chỉ định của bác sĩ trị liệu cho bạn.
  • Ciprodex chỉ dùng bằng cách nhỏ, không được uống. Tuyệt đối không nhỏ thuốc này vào mắt, gây dị ứng.
  • Khi nhỏ thuốc không được chạm đầu lọ vào trong tai hay các bề mặt. Đây là cách giữ cho thuốc đảm bảo chất lượng, không bị lẫn các khuẩn ngoài môi trường.

Chống chỉ định:

  • Thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprodex không dùng cho người viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc dị ứng với các thành phần.
  • Thận trọng khi dùng Ciprodex cho người hay bị tăng huyết áp hoặc rối loạn cơ bắp.

Lưu ý:

  • Nên nhỏ thuốc theo giờ cố định hàng ngày và đúng liều lượng.
  • Không ngưng thuốc ngay khi bệnh thuyên giảm mà phải dùng hết liệu trình.
  • Ciprodex có thể tương tác với các thuốc sau làm thay đổi hiệu quả chữa bệnh: Aspirin, Clozapine, Duloxetine, Antacids, Didanosine…

2. Viêm tai giữa nhỏ thuốc gì? Hydrocortison

Hydrocortison chứa steroid cũng là thuốc kháng sinh dạng nhỏ. Đây là một trong những loại thường được chỉ định trị nhiễm trùng do viêm tai giữa. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhỏ thuốc đều có thể hiệu quả, an toàn.

Thành phần: Hoạt chất Hydrocortison và các tá dược vừa đủ.

Chỉ dùng Hydrocortison nhỏ tai, không uống hoặc nhỏ vào các bộ phận khác
Chỉ dùng Hydrocortison nhỏ tai, không uống hoặc nhỏ vào các bộ phận khác

Công dụng:

  • Hydrocortison kháng và diệt các vi khuẩn tấn công gây viêm tai giữa.
  • Khắc phục tình trạng nhiễm trùng trong tai người bệnh, dùng cả trong trường hợp trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ.
  • Ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây viêm màng não.

Cách dùng:

  • Nhỏ thuốc Hydrocortison theo liều lượng bác sĩ chỉ định cho bạn.
  • Sau đó, trong vòng 1 ngày, bạn nên cho và giữ một miếng bông y tế ở trong đó để ngăn dung dịch thuốc chảy ra.
  • Chỉ dùng Hydrocortison nhỏ tai, không uống hoặc nhỏ vào mắt, mũi, miệng.

Chống chỉ định:

  • Hydrocortison không dùng cho người bệnh bị vỡ ống tai.
  • Hydrocortison không dùng khi bị nhiễm trùng tai giữa do thủy đậu hoặc nhiễm virus herper.

Tác dụng phụ:

  • Thuốc nhỏ viêm tai giữa Hydrocortison có thể khiến bạn bị nổi mụn nhỏ khắp người.
  • Khi sử dụng thuốc này bạn cũng có thể bị sưng trên mặt và hít thở khó khăn.
  • Nếu nhỏ Hydrocortison bị tác dụng phụ, cần ngưng sử dụng. Bỏ bông y tế cho thuốc chảy ra và liên hệ với bác sĩ trị liệu để được giúp đỡ.

Lưu ý:

  • Cần bảo quản Hydrocortison khỏi các tác nhân vi khuẩn từ môi trường bên ngoài bằng cách đậy nắp ngay sau khi sử dụng.
  • Không để nắp lọ thuốc Hydrocortison và nút nhỏ chạm vào những vật không sạch sẽ.
  • Bảo quản Hydrocortison ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng trực tiếp, nơi có độ ẩm cao…

3. Thuốc nhỏ tai khi bị viêm tai giữa Ciprofloxacine 0.3%

Ciprofloxacine 0.3% là thuốc nhỏ nằm trong nhóm kháng sinh quinolone. Dung dịch nhỏ có khả năng làm cản trở vi khuẩn phát triển.

Thành phần: Bao gồm các tá dược và hoạt chất Ciprofloxacin HCl 0,3%

Công dụng:

  • Trị viêm tai giữa cấp và mãn tính có xuất hiện dịch mủ.
  • Dùng cho người vừa phẫu thuật ở xương chùm cần ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
Phụ nữ có thai nên hạn chế dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0.3%
Phụ nữ có thai nên hạn chế dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0.3%

Cách dùng:

  • Nhỏ Ciprofloxacine 0.3% theo chỉ định của bác sĩ hoặc liều dùng trên bao bì.
  • Liều dùng thông thường là 2 – 3 giọt một lần sau mỗi 2 -3 giờ. Giảm dần số giọt và tần suất khi triệu chứng viêm giảm.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai nên hạn chế dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa Ciprofloxacin 0.3%.
  • Những người mẫn cảm với Ciprofloxacin, các Quinolon không nên sử dụng Ciprofloxacine 0.3%.

Lưu ý:

  • Không nên dùng Ciprofloxacine 0.3% cùng lúc với các dược liệu khác mà nó có thể tương tác.
  • Không nhỏ thuốc viêm tai giữa Ciprofloxacine 0.3% quá nhiều ngày.
  • Đậy nắp lọ thật kín và bảo quản nơi khô thoáng, có nhiệt độ phòng.

4. Thuốc nhỏ tai chữa viêm tai giữa Otofa

Otofa được khá nhiều dược sĩ tư vấn khuyên dùng cho trường hợp viêm tai giữa. Đây là thuốc kháng sinh đường nhỏ có khả năng diệt khuẩn bằng cơ chế tác động vào quá trình tổng hợp ARN ngắn của vi khuẩn.

Thành phần: Thuốc nhỏ viêm tai giữa Otofa chứa hoạt chất Rifamycin và các tá dược.

Công dụng:

  • Phá vỡ sự tổng hợp ARN ngắn, từ đó ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gram dương và âm.
  • Trị viêm tai giữa cấp tính chứa dịch mủ hoặc mãn tính.
  • Giải quyết tình trạng tắc dịch ở hốc tai của người bệnh viêm tai giữa.

Cách dùng:

  • Vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý và làm ấm thuốc trước khi dùng. Đặc biệt trường hợp có mủ, cần làm sạch dịch mủ này rồi mới nhỏ thuốc.
  • Sau khi vệ sinh, nhỏ khoảng 5 giọt vào tai, mỗi ngày dùng 2 lần đối với người lớn.
  • Nhỏ 3 giọt mỗi lần và 2 lượt trong ngày đối với trẻ em.
  • Tiến hành khoảng 10 ngày để kiểm chứng hiệu quả, nếu không đỡ viêm tai, hãy đến gặp bác sĩ.

Chống chỉ định:

  • Không dùng Otofa với người mẫn cảm với hoạt chất Rifamycin
  • Không dùng cho người bị nhiễm trùng tai nặng hoặc thủng màng nhĩ.
  • Trường hợp sử dụng thuốc mà có hiện tượng nhức đầu, ngứa, nổi mẩn, bạn nên ngừng sử dụng và chọn loại khác.
thuốc kháng sinh trị viêm tai giữa dạng dung dịch Otofa
Otofa chứa hoạt chất Rifamycin và các tá dược

Lưu ý

  • Otofa có thể khiến bạn bị ngứa, nổi mẩn và váng đầu khá khó chịu.
  • Bạn không nên ngừng nhỏ Otofa ngay khi đỡ viêm tai, tránh bị kháng thuốc, viêm nặng trở lại.
  • Cần đậy nắp, giữ sạch thuốc Otofa và bảo vệ trong nhiệt độ phòng và để ở nơi khô thoáng.
  • Để thuốc nhỏ viêm tai giữa Otofa xa tầm tay trẻ em, nếu chữa cho trẻ, cha mẹ nên hỗ trợ.

5. Thuốc nhỏ trị viêm tai Ofloxacin Otic

Cũng điều trị các trường hợp nhiễm trùng trong tai do viêm, Ofloxacin Otic được chỉ định dùng cho người từ 1 tuổi trở lên nhằm làm giảm các triệu chứng bệnh.

Thành phần: Là thuốc kháng sinh nhóm, quinolone, thuốc chứa Ofloxacin Otic và các tá dược vừa đủ cho các dung tích của lọ.

Tác dụng:

  • Ngăn chặn các vi khuẩn trong tai sinh trưởng và phát triển. Nhờ đó loại bỏ dần các yếu tố gây viêm nhiễm.
  • Loại bỏ nhiễm trùng trong tai do vi khuẩn tác động gây nên.

Cách dùng:

  • Ofloxacin Otic nên được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi ngày, bạn sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối. Nên bổ sung đủ nước cho cơ thể khi nhỏ Ofloxacin Otic
  • Nếu đang điều trị bệnh nào đó bằng bất cứ loại thuốc nào khác, cần dùng cách nhau ít nhất 2 giờ.
  • Tùy vào tình trạng tai của bạn mà bác sĩ chỉ định liều dùng tương ứng. Tuy nhiên:
  • Thông thường người lớn sẽ dùng từ 1 – 2 lần mỗi ngày, cách nhau 12 tiếng.
  • Trẻ em cần hỏi bác sĩ về liều dùng cho từng trường hợp viêm tai giữa cụ thể.

Chống chỉ định dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa Ofloxacin Otic:

  • Không dùng cho các trường hợp viêm tai giữa do người bệnh bị virus tấn công.
  • Tránh sử dụng khi bị dị ứng với Ofloxacin Otic. Nếu có dấu hiệu bất thường như khó thở, sưng môi, lưỡi, phù nề trong họng cần đến gặp bác sĩ.
  • Bà bầu bị viêm tai giữa muốn sử dụng cần được sự đồng ý của bác sĩ

Tác dụng phụ:

  • Nếu có các biểu hiện của tác dụng phụ nghiêm trọng như sau, hãy dừng sử dụng thuốc.
  • Dùng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa bị đi ngoài lẫn máu, phân sống.
  • Người bệnh viêm tai giữa có biểu hiện động kinh, hoặc lú lẫn, gặp ảo giác, mất ngủ, run và hồi hộp.
  • Đánh trống ngực, tim đập liên hồi khiến người bệnh chóng mặt, dễ ngất.
  • Đột ngột bị đau hoặc sưng, bầm tím, khó vận động.
  • Xuất hiện hạch hoặc bị sốt, ngứa, tê, đau, rát gan bàn tay chân.
  • Da vàng nhợt, đi tiểu sẫm màu, cơ thể suy nhược.
  • Buồn nôn, mất vị giác, ngứa da, nhức đầu…

Lưu ý

  • Khi nhỏ Ofloxacin Otic, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm hẳn khi chưa dùng hết liệu trình, bạn vẫn tiếp tục dùng.
  • Dùng Ofloxacin Otic quá nhiều ngày hoặc lạm dụng có thể khiến bệnh trở nặng hơn, khó điều trị.
  • Khi nhỏ Ofloxacin Otic, cần chú ý không để đầu lọ chạm vào nơi dễ nhiễm khuẩn. Sau khi nhỏ cần đậy nắp lọ
  • Ofloxacin Otic lại và cất ở nơi kín đáo, nền nhiệt khoảng 20 – 30 độ C.

6. Viêm tai nhỏ thuốc gì? Betnesol-N

Nếu bạn chưa biết dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa nào hợp lý thì có thể tham khảo Betnesol-N (có chứa Steroid). Sản phẩm này được sử dụng phổ biến từ lâu và vẫn tiếp tục có nhiều người tin dùng.

Thuốc này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và neomycin
Thuốc này giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và neomycin

Thành phần: Chứa hoạt chất Neomycin Sulphate có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và neomycin.

Công dụng:

  • Ngăn chặn sự giải phóng các hóa chất gây viêm, làm giảm tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng trên tai.
  • Giảm cảm giác đau, nhức trong tai và ngứa ngáy khó chịu mà không thể gãi.

Liều dùng:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều dùng thích hợp nhất cho tình trạng tai của bạn. Không dùng thuốc này trong hơn 10 ngày liên tục nếu không được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thông thường chúng ta có thể bóp vào trong 3 – 4 giọt thuốc nhỏ viêm tai giữa này mỗi lần.
  • Sau khi các biểu hiện viêm đã giảm thì bạn giảm liều lượng dần dần.

Đối tượng dùng, chống chỉ định:

  • Thuốc nhỏ viêm tai giữa giảm đau Betnesol-N được khuyến cáo nên dùng cho trường hợp tai có nấm hoặc mủ dày, một bên màng nhĩ có lỗ đục.
  • Không dùng cho các trường hợp cơ địa yếu, miễn dịch kém, dễ kích ứng da.
  • Thuốc không dùng cho người bị viêm do nhiễm virus herpes.
  • Không nhỏ vào mắt bị đau mắt đỏ, tránh gây mù lòa.
  • Không nhỏ thuốc này cho người dị ứng với thành phần những giọt Betnesol-N. Nếu vô tình bị dùng nhầm, cần gặp bác sĩ chuyên khoa khẩn cấp để có hướng giải quyết.

Tác dụng phụ:

  • Thuốc nhỏ Betnesol-N có thể gây kích thích cục bộ, từ đó làm người bệnh bị ngứa.
  • Ngoài ra nó còn làm mất độ nhạy cảm của vị giác với các món cay, đắng hoặc khô nóng.
  • Cuối cùng, Betnesol-N có thể khiến bạn bị viêm da nếu không vệ sinh đúng cách.

7. Lomefloxacin Hydrochloride Ear Drops thuốc nhỏ trị viêm tai giữa

Bên cạnh dùng thuốc đặc trị viêm tai giữa, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh kết hợp nhỏ thuốc Lomefloxacin nhằm tăng hiệu quả điều trị.

Thành phần: Mỗi lọ thuốc nhỏ viêm tai giữa này có chứa dung dịch Lomefloxacin 0,3% và các tá dược vừa đủ.

Công dụng: Lomefloxacin Hydrochloride diệt khuẩn gây hại trong tai bằng cơ chế ngăn sự tổng hợp protein của vi khuẩn.

Cách dùng:

  • Lomefloxacin cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ đã khám tai cho bạn.
  • Khi nhỏ Lomefloxacin hãy bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
  • Không tự ý ngừng nhỏ Lomefloxacin nếu chưa dùng hết liệu trình và cần nhỏ đúng giờ.

Chống chỉ định: Không dùng Lomefloxacin cho người dị ứng hoặc mẫn cảm với nó hoặc fluoroquinolone.

Lomefloxacin chỉ dùng để nhỏ vào tai
Lomefloxacin chỉ dùng để nhỏ vào tai

Lưu ý

  • Lomefloxacin chỉ dùng để nhỏ vào tai, không nên để thuốc rơi vào mắt, khuôn mặt của bạn. Nếu bị rớt thuốc ra ngoài, cần đề phòng những phản ứng phụ.

8. Thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus

Đây là thuốc chống viêm dạng nhỏ có nhiều công dụng rất tốt cho trẻ nhỏ, người lớn bị viêm tai giữa nên rất phổ biến. Nhiều chuyên gia đã tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa này cho hiệu quả cao.

Thành phần: Chứa Choline salicylate, các tác dược vừa đủ và không có Steroid.

Công dụng:

  • Chống viêm ở tai, giữ cho tai luôn sạch và được làm mềm, loại bỏ ráy tai.
  • Giảm các triệu chứng viêm tai giữa cấp tính, mãn tính; cho người bệnh dễ chịu.
  • Dưỡng ẩm và làm mầm rát tai thật sạch.
  • Giữa các Glycerin để dưỡng ẩm, giúp tai khỏe mạnh hơn.

Liều dùng:

Sử dụng theo chỉ định của bác sĩ kê thuốc Earex Plus cho bạn.

Chống chỉ định: Không dùng cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc nhỏ viêm tai giữa Earex Plus hoặc dễ dị ứng.

9. Thuốc nhỏ viêm tai Otosan

Otosan dùng cho viêm tai giữa là sản phẩm nhập khẩu từ Italy. Thuốc được chiết xuất từ các thực vật trong tự nhiên nên rất an toàn và được nhiều người sử dụng. Đây là một trong những loại thuốc nhỏ viêm tai giữa có xu hướng lựa chọn cao nhất.

Thành phần: Trong Otosan có các loại dầu của quả hạnh nhân,, nho đen, đinh hương rất lành tính và các loại tá dược vừa đủ.

Công dụng:

  • Giữ cho tai luôn được vệ sinh sạch sẽ, khiến vi khuẩn không có môi trường thuận lợi để phát triển.
  • Các phân tử Otosan chạm vào phần ráy tai, tác động với nhau đưa ráy tai ra ngoài.
  • Làm sạch ống tai, bảo vệ niêm mạc và các bộ phận trong tai giảm triệu chứng viêm nhiễm.
  • Chống ẩm bên trong tai và cân bằng các vi sinh vật tự nhiên.

Cách dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa Otosan:

  • Thuốc này có thành phần từ tự nhiên nên khá an toàn, bạn có thể sử dụng khi khó chịu.
  • Tuy nhiên, để thuốc có hiệu quả cao nhất, nên nhỏ Otosan theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh kê đơn.
  • Khi dùng, bạn nhỏ trực tiếp Otosan vào hốc tai, chờ 2 – 3 phút rồi rửa lại, sâu đó lau khô tai.

Chống chỉ định:

  • Thuốc này có thành phần hoàn toàn tự nhiên, được nhà sản xuất cam kết là không sử dựng chất bảo quản hóa học và thuốc nhuộm. Vì vậy nó có thể sử dụng lâu dài cho mọi đối tượng.
Sau khi dùng thuốc viêm tai Otosan cần rửa lại vòi thuốc
Sau khi dùng thuốc viêm tai Otosan cần rửa lại vòi thuốc

Lưu ý

  • Tuy thuốc rất an toàn nhưng việc điều trị viêm tai giữa không nên kéo dài quá 10 ngày. Nếu không thấy rõ hiệu quả, bạn vẫn nên ngưng và tìm phương thuốc khác.
  • Sau khi dùng thuốc viêm tai Otosan cần rửa lại vòi thuốc bằng nước ấm.
  • Bảo quản Otosan ở nhiệt độ phòng, điều kiện không khí khô thoáng.

Lời khuyên của chuyên gia tai mũi họng khi nhỏ thuốc trị viêm tai

Thuốc trị viêm tai có thể đem lại hiệu quả rất tốt mà không khiến bệnh trở nặng nếu bạn chữa sớm và đúng chỉ dẫn. Các chuyên gia tai mũi họng lưu ý người dùng thuốc nhỏ trị viêm tai giữa:

  • Nên vệ sinh tai sạch sẽ bằng dung dịch NaCl 0.9% trước khi sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa.
  • Sau đó cần lau khô tai rồi mới tiến hành nhỏ thuốc. Khi nhỏ cần giữ thuốc thẩm thấu vào trong để diệt khuẩn.
  • Người bệnh nên theo dõi sát biểu hiện bệnh tiến triển như thế nào để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp.
  • Không ở trong môi trường quá ồn ào hoặc có âm thanh tần số cao.
  • Khi mua thuốc cần kiểm tra kỹ nguồn gốc, chất lượng của thuốc.
  • Mỗi lần nhỏ thuốc viêm tai giữa nên kiểm tra kỹ xem thuốc có bị hư hỏng hay hết hạn chưa. Tuyệt đối không dùng thuốc đã bị nhiễm bẩn hoặc quá hạn nhỏ.

Thuốc nhỏ viêm tai giữa có khá nhiều loại có tác dụng tốt. Nếu biết sử dụng đúng cách thì sẽ đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý mua và nhỏ theo ý nghĩ của mình mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

The post Thuốc nhỏ viêm tai giữa: Top các loại thuốc hàng đầu và cách dùng hiệu quả appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa...

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn ...

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nướ...