Bạn đang gặp phải tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa, bạn không xác định được đây là triệu chứng bệnh gì? Liệu có nguy hiểm không? Để có được câu trả lời chính xác, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn một số thông tin hữu ích, hãy cùng theo dõi.
Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là gì?
Mụn nước là tình trạng bệnh ngoài da có thể gặp ở bất cứ ai kể cả người lớn hay trẻ nhỏ. Vị trí mụn nước thường xuất hiện là ở bàn tay, bàn chân tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp nổi mẩn khắp người, có trường hợp ngứa có trường hợp không.
Da bị nổi mụn nước đỏ là phần mụn có chứa dịch nước hoặc mủ ở bên trong, chúng ta hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường. Chúng thường có kích thước từ 5mm – 10mm.
Giai đoạn mới đầu, các nốt mụn nước này chỉ nhỏ li ti, mẩn đỏ sau vài ngày mụn nước sẽ lớn dần, chuyển sang màu đỏ ửng kèm theo nước, mủ bên trong. Nhiều trường hợp bệnh sẽ tự khỏi, các túi mụn nước tự vỡ, khô dần, bong tróc và sẽ tạo thành sẹo thâm trên da. Nhiều trường hợp bệnh sẽ không khỏi nếu không được điều trị đúng cách.
Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng da bị nổi mụn nước và sau đây là những lý do chính mọi người cần nắm rõ:
Bệnh viêm da tiếp xúc
Triệu chứng mụn nước, đỏ, không ngứa hoặc có ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc. Xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng như chất hóa học, mủ cây, các chất kết dính…
Bệnh chàm, tổ đỉa
Chàm, tổ đỉa là 1 trong những nguyên nhân chính hình thành mụn nước ở tay, chân hoặc ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Bệnh này có xu hướng tái phát liên tục và rất khó để điều trị dứt điểm.
Chốc lở, nhiễm trùng
Làn da của chúng ta rất mỏng manh đặc biệt là da trẻ em vì vậy vi khuẩn có khả năng xâm nhập khi có vết thương hở trên da gây nhiễm trùng từ đó hình thành mụn nước.
Bỏng
Bỏng do hóa chất, nhiệt hay do cháy nắng đều có thể là nguyên nhân làm xuất hiện mụn nước, đỏ, không ngứa.
Bệnh do nhiễm trùng
Da nổi mụn nước đỏ không ngứa có thể là biểu hiện của một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi rus vi khuẩn gây ra như: thủy đậu, zona, herpes zoster, Herpes simplex, viêm quầng, ly thượng bì bóng nước, bệnh viêm da dạng éc-pét, tay chân miệng…
Bệnh lý gan thận
Gan thận bị tổn thương, chức năng suy giảm hoạt động , chất độc trong cơ thể không được đào thải ra ngoài cũng sẽ gây ra hiện tượng nổi mụn ngoài ra.
Da bị mụn nước đôi khi không cần chăm sóc y tế tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đây là dấu hiệu bệnh nguy hiểm. Tốt nhất, để đảm bảo sức khỏe bản thân, chúng ta cần tìm đến bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng da nổi mụn nước đỏ không ngứa, khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi bạn thấy cơ thể có triệu chứng da nổi mụn nước đỏ không ngứa kèm theo các biểu hiện sau đây cần gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn:
- Mụn nước vỡ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng như da đỏ đậm màu hơn, sưng đau
- Tình trạng nổi mụn nước đỏ khắp người, không ngứa, lặp đi lặp lại liên tục không rõ lý do
- Các vết mụn nước xuất hiện thành từng vệt không ngứa nhưng đau nhức
- Mụn nước lan nhanh kèo theo tình trạng khó thở chóng mặt
- Mụn nước xuất hiện ở các vị trí nguy hiểm như mắt, miệng, tai, bên trong tai…
Bằng cách khám lâm sàng, xét nghiệm da hoặc tổng phân tích công thức máu…sẽ là những phương pháp để chẩn đoán bệnh chính xác.
Cách xử lý khi mụn nước bị vỡ
Tình trạng nổi mụn nước hầu hết có thể tự khỏi. Tuy nhiên trong trường hợp các nốt mụn này bị vỡ mọi người cần chú ý xử lý như sau để tránh tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.
- Rửa sạch vùng da bị vỡ mụn nước bằng chất khử trùng như cồn
- Đợi da khô rồi lấy băng gạc cá nhân băng nốt mụn nước bị vỡ lại tuy nhiên chú ý không nên băng quá chặt
- Trong trường hợp da nổi mụn nước đỏ không ngứa nhưng có mủ trắng hoặc vàng ở bên trong thì hãy gặp bác sĩ ngay.
Cách điều trị mụn nước trên da không ngứa
Tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa không quá nguy hiểm, triệu chứng này hoàn toàn có thể cải thiện bằng một số mẹo vặt sau đây. Tuy nhiên những bí quyết này chỉ có tác dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm tái phát. Còn trong trường hợp bệnh nặng, lâu ngày không khỏi, tình trạng nổi mụn nước càng ngày càng to thì người bệnh nên tìm đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Chườm đá lạnh
Phương pháp đầu tiên rất đơn giản tuy nhiên cũng khá hiệu quả đó là chườm đá. Cách này có tác dụng giảm đau nhức do nốt mụn nước gây ra
Sử dụng nha đam
Các hoạt chất tự nhiên có trong nha đam, trà xanh…có thể làm lành vết thương, làm dịu làn da, khô vết mụn nước bị vỡ một cách hiệu quả.
Cách thực hiện: rửa sạch lá nha đam sau đó lọc lấy phần gel trắng bên trong, loại bỏ vỏ xanh bên ngoài rồi thoa gel trắng này lên vùng da bị mụn. Áp dụng mỗi ngày, sau khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy kết quả.
Sử dụng dấm điều trị tay bị nổi mụn nước không ngứa
Dấm có chứa một lượng hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Cách điều trị này vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy một miếng vải sạch, mỏng nhúng vào dấm rồi đắp lên vùng da tay bị nổi mụn nước, để khoảng 5-10 phút đến khi khô lại. Áp dụng mỗi ngày 2 lần, kiên trì để thấy hiệu quả mang lại.
Cách phòng ngừa dấu hiệu da nổi mụn nước đỏ không ngứa
Nhằm ngăn chặn tình trạng da nổi mụn nước đỏ không ngứa quay lại, điều quan trọng mọi người cần ghi nhớ đó là: Kiêng khem đúng cách:
- Hạn chế tối đa để da tiếp xúc với các chất hóa học, chất tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng, sơn, hóa chất độc hại…
- Đảm bảo vùng da bị nổi mụn nước luôn khô ráo, thoáng mát
- Giữ gìn cơ thể sạch sẽ
- Khi mụn nước bị vỡ cần xử lý như hướng dẫn ở trên để hạn chế tình trạng lây lan
Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nguyên nhân dẫn đến triệu chứng da nổi mụn nước đỏ không ngứa cũng như cách phòng ngừa và điều trị. Mọi người hãy chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi cơ thể có bất cứ biểu hiện lạ nào để được chẩn đoán nhằm ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng.
The post Da nổi mụn nước đỏ không ngứa là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không? appeared first on Tạp Chí Đông Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét