Chuyển đến nội dung chính

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa: Nguyên nhân và hướng điều trị lành tính

Hiện tượng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa là một trong những vấn đề về da rất phổ biến hiện nay. Tuy đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bị mẩn đỏ không ngứa trên mặt gây nên nhiều khó chịu, mặc cảm cho người bệnh. Việc tìm hiểu đúng nguyên nhân sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị hiệu quả nhất.

Dị ứng khiến da mặt nổi đỏ nhưng không ngứa
Dị ứng khiến da mặt nổi đỏ nhưng không ngứa

Nguyên nhân da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa

Hiện tượng da mặt nổi mẩn đỏ hay nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay người lớn tuổi. Nguyên nhân gây bệnh có rất nhiều, trong đó phần lớn là do dị nguyên, sự tác động từ các yếu tố bên ngoài nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về da.

Dưới đây là những “thủ phạm” gây tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa phổ biến nhất: 

Do tình trạng cháy nắng

Các chuyên gia khẳng định rằng cháy nắng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Khi đi nắng, mà chúng ta không có các biện pháp che chắn phù hợp thì sẽ khiến cho da bị tổn thương. Tình trạng da tổn thương do cháy nắng kéo dài sẽ dẫn đến hiện tượng nổi mẩn đỏ. Ngoài, ra còn có thể xuất hiện các vấn đề khác như tróc vảy, sưng đỏ da.

Do tình trạng dị ứng

Tình trạng dị ứng với những dị nguyên cũng gây nên hiện tượng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Các dị nguyên này có thể là:

  • Thời tiết thay đổi thất thường: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ chế bảo vệ của cơ thể không thích ứng kịp cũng sẽ khiến cho da bị kích ứng. Các vết mẩn đỏ có thể sưng nhưng không ngứa. 
  • Do thực phẩm không hợp: Các thực phẩm lạ, thực phẩm có chất không hợp với cơ thể cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa. Ngoài ra, nếu như tình trạng dị ứng nặng, cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, hoa mắt, nôn mửa…
  • Do mỹ phẩm kém chất lượng: Các loại mỹ phẩm giả, kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường. Nếu không cẩn thận và mua phải những loại mỹ phẩm trôi nổi này, da nhạy cảm có thể bị kích ứng và hình thành các nốt mẩn đỏ nhưng không bị ngứa da.
Nổi mẩn đỏ không ngứa trên da có thể do mẫn cảm với dị nguyên
Nổi mẩn đỏ không ngứa trên da có thể do mẫn cảm với dị nguyên

Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa do bệnh mề đay

Bệnh mề đay xuất hiện do cơ thể có trạng thái miễn dịch kém. Biểu hiện bệnh mề đay và bệnh dị ứng trên da khá tương đồng. Chúng đều gây nên những mảng da bị nổi mẩn đỏ không ngứa trên mặt hoặc toàn thân.

Trong trường hợp bệnh mề đay ở mức độ nhẹ, các nốt mẩn có thể tự biến mất sau vài giờ đồng hồ do cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hoặc là bệnh lý mãn tính thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tránh để xảy ra những triệu chứng nguy hiểm như khó thở, tụt huyết áp.

Do các virus siêu vi

Một số virus siêu vi mà con người khi bị nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, xuất hiện các dấu vết da mẩn đỏ không ngứa. Khi có những triệu chứng này, không được chủ quan mà nên nhanh chóng đi thăm khám sức khỏe cẩn thận tại các cơ sở y tế.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã xảy ra do rối loạn da, xuất hiện chủ ở trên mặt, da đầu, tai, mí mắt, lông mày, hai bên cánh mũi. Biểu hiện điển hình là có các nốt mẩn đỏ, mảng vảy nhưng không ngứa. Thông thường, bệnh không cần điều trị mà sẽ tự khỏi.

Lupus ban đỏ

Đây là bệnh lý tự miễn, xuất hiện khi các mô khỏe mạnh của cơ thể bị hệ miễn dịch tấn công. Từ đó, chức năng của tế bào và một số cơ quan trong cơ thể bị rối loạn, viêm nhiễm với các biểu hiện điển hình là nổi mẩn đỏ ở mặt nhưng không ngứa.

Da mặt không ngứa nhưng nổi mẩn đỏ là do lupus ban đỏ
Da mặt không ngứa nhưng nổi mẩn đỏ là do lupus ban đỏ

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa còn có thể là do một số tác nhân khác. Có thể kể đến như:

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng để điều trị một bệnh lý nào đó.
  • Tiền đái tháo đường, nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa có thể do bệnh tiểu đường nên không được chủ quan mà cần có biện pháp điều trị sớm.
  • Do tình trạng giãn mao mạch ở da mặt, do các chức năng gan thận suy giảm, do bệnh vảy nến sốt thấp khớp, ban xuất huyết.

Để có được phương hướng chính xác cho điều trị, chúng ta cần phải xác định được nguyên nhân cốt lõi gây nên hiện tượng da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Từ đó, mới tìm ra được lộ trình điều trị hiệu quả và không gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Khi nào nên khám bác sĩ?

Tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa không phải là một bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nó lại khiến cho các vấn đề về tâm lý, nhan sắc của người bệnh bị ảnh hưởng. Đồng thời, làm cho người bệnh tự ti khi tiếp xúc với người khác, khiến suy giảm hiệu suất làm việc, học tập và trau dồi tình cảm.

Các vấn đề da nổi mẩn đỏ và không ngứa nếu được chăm sóc cẩn thận về tình trạng da mặt thì không cần đến sự can thiệp y khoa mà các nốt mẩn đỏ sẽ nhanh chóng tự tiêu biến. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng và do nguyên nhân từ các bệnh lý khác trong cơ thể thì việc các bác sĩ phải xây dựng phác đồ điều trị là cần thiết.

Do vậy, khi xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt không ngứa thì bạn nên tìm đến sự tư vấn của người có kinh nghiệm. Nếu cần thiết thì nên nhanh chóng đến gặp các bác sĩ để được điều trị kịp thời khi da xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mức độ mẩn đỏ lan từ mặt xuống cổ, vai.
  • Làn da có hiện tượng nóng rát, bong tróc, nứt nẻ.
  • Mụn nước trắng li ti xuất hiện ngày càng nhiều.
  • Xuất hiện triệu chứng sốt.

Cách xử lý da bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Tình trạng da mặt bị nổi mẩn đỏ không ngứa sẽ nhanh chóng được cải thiện nếu như chúng ta có những cách xử lý nhanh chóng và phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo:

Sử dụng các biện pháp dân gian

Trong dân gian có rất nhiều các biện pháp hiệu quả cho việc điều trị tình trạng mặt bị mẩn đỏ không ngứa. Các biện pháp này có thể giúp cho người bệnh giảm bớt tình trạng mẩn đỏ nổi trên mặt. Bên cạnh đó, nhiều biện pháp còn được sử dụng kèm để khắc phục nhược điểm của nhiều loại thuốc bôi.

Một số các biện pháp dân gian đó bao gồm:

1. Biện pháp chườm lạnh

Chườm lạnh hay còn gọi là chườm đá. Đá lạnh có tác dụng làm các mạch máu co thắt lại, kích thích cho quá trình tuần hoàn máu. Nhờ vậy, mà làm dịu đi tình trạng mẩn đỏ xuất hiện trên mặt. 

Ngoài ra, nó cũng khiến cho tác động của các gốc tự do lên tế bào da bị kìm hãm đáng kể. Đây là một biện pháp chăm sóc da mặt mà nhiều chị em phụ nữ đã quen thuộc.

Các bước thực hiện:

  • Dùng nước ấm hoặc nước mát rửa sạch sẽ mặt. Loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn hoặc lớp trang điểm trên mặt để giúp da thông thoáng, sạch bẩn.
  • Bọc 1 viên đá vừa phải vào trong một tấm khăn sạch. Chườm khăn đá nhẹ nhàng xung quanh mặt, đặc biệt là các vùng da mặt nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa. Chườm đi chườm lại trong khoảng từ 4 đến 6 phút trên cả khuôn mặt.
  • Để tăng hiệu quả, chúng ta có thể sử dụng thêm kem dưỡng da mặt phù hợp. Trong quá trình thực hiện có thể kết hợp chườm và massage vòng tròn từ trong ra ngoài. 

Lưu ý là không được trực tiếp chườm đá lạnh lên da mặt. Bắt buộc phải chườm thông qua một tấm khăn hoặc mảnh vải sạch. Đá lạnh có thể gây hiện tượng bỏng lạnh và làm tổn thương đến những mao mạch ở dưới da mặt.

2. Biện pháp thoa gel lô hội

Lô hội (hay còn gọi là nha đam) là một nguyên liệu hữu ích trong công cuộc làm đẹp của các chị em. Trong lô hội có chứa các chất kháng viêm tự nhiên, do đó nó được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa rất tốt.

Bôi nha đam điều trị da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa
Bôi nha đam điều trị da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch lá lô hội để loại bỏ bụi bẩn, bùn đất, vi khuẩn và tạp chất nếu có. 
  • Tiếp đến dùng dao sắc gọt bỏ đi lớp vỏ bên ngoài. Sau đó, cắt phần thịt lô hội màu trong suốt bên trong thành những đoạn nhỏ. 
  • Bỏ phần thịt lô hội đã cắt ở trên vào xay nhuyễn trong máy xay sinh tố.
  • Rửa sạch sẽ mặt bằng nước mát. Dùng khăn bông sạch lau nhẹ nhàng cho khô nước. Bôi một lớp mỏng lô hội vừa xay nhuyễn lên mặt. 
  • Để cho các dưỡng chất trong lô hội thấm sâu vào da trong khoảng 20 phút. Cuối cùng dùng nước mát rửa sạch.

Để cải thiện tình trạng nổi mẩn đỏ ở mặt không ngứa, chúng ta hãy chịu khó thoa gel lô hội theo phương pháp này từ 2 đến 3 lần mỗi tuần. Không chỉ các vết mẩn đỏ sẽ tự tiêu mà làn da cũng sẽ mịn màng hơn nhờ được cấp một lượng vitamin E dồi dào từ lô hội.

3. Biện pháp đắp mặt nạ bột yến mạch cùng sữa chua không đường

Mặt nạ bột yến mạch kết hợp với sữa chua không đường có chứa nhiều loại dưỡng chất thiết yếu cho da. Đồng thời, làm cho tình trạng nổi mẩn trên da nhưng không ngứa giảm bớt.

Các bước thực hiện:

  • Ngâm 2 thìa bột yến mạch vào nước ấm khoảng 50 độ trong 10 phút cho bột nở ra. Lọc lấy phần cặn bột ở dưới đáy trộn với nửa hộp sữa chua không đường. 
  • Rửa mặt sạch sẽ với nước ấm và dùng khăn bông sạch lau khô mặt. 
  • Đắp lên mặt một lớp mỏng hỗn hợp bột yến mạch và sữa chua vừa trộn. 
  • Để khoảng 20 phút cho hỗn hợp khô dần, các dưỡng chất thấm sâu vào da thì rửa lại cho sạch.

Với phương pháp này, mỗi tuần chúng ta nên thực hiện khoảng 2 đến 3 lần. Tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa sẽ thuyên giảm. Da mặt của chúng ta cũng sẽ có sự săn chắc, sáng bóng và khỏe mạnh hơn.

Sử dụng các loại thuốc điều trị

Khi tình trạng viêm da với triệu chứng da mặt bị nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa ở mức độ trung bình hoặc nặng, sử dụng thuốc là biện pháp hợp lý nhất. Các bác sĩ có thể chỉ định thuốc ở dạng uống, bôi hoặc dùng kết hợp cả hai loại trên cho từng tình trạng của bệnh nhân.

Thông thường các loại thuốc đường bác sĩ dùng nhiều để điều trị bệnh là:

  • Thuốc có công dụng ức chế Leukotriene: Montelukast.
  • Thuốc có chứa corticoid: Methylprednisolone, triamcinolone acetonide.
  • Thuốc kháng sinh loại gây buồn ngủ: Chlorpheniramine, Brompheniramine, Diphenhydramine.
  • Thuốc kháng sinh loại không gây buồn ngủ: Clemastine, Cetirizine, Fexofenadine, Loratadine.

Liều lượng và cách sử dụng mỗi loại thuốc cần phải tuân thủ chính xác theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất cứ phản ứng phụ nào phải thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm

Bên cạnh việc sử dụng các mẹo chữa tình trạng mặt nổi mẩn không ngứa, chúng ta có thể tìm thêm sự hỗ trợ từ các sản phẩm kem dưỡng ẩm. Hãy mua những sản phẩm kem dưỡng ẩm chất lượng ở những địa chỉ uy tín và phù hợp với làn da của bạn. Không nên sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, tránh việc sử dụng phải hàng giả hàng nhái kém chất lượng, gây thêm tác động xấu cho da.

Thoa kem dưỡng ẩm giảm tình trạng da nổi mẩn đỏ, không ngứa
Thoa kem dưỡng ẩm giảm tình trạng da nổi mẩn đỏ, không ngứa

Phòng ngừa hiện tượng da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa đúng cách

Trong quá trình chăm sóc và điều trị da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa, chúng ta cần phải chú ý nhiều điều để giúp tình trạng cải thiện nhanh, hiệu quả. Dưới đây là một vài lời khuyên từ các chuyên gia trong việc điều vấn đề về da nổi mẩn đỏ nhưng không ngứa mà chúng ta nên nhớ:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ tay trước khi đưa tay lên mặt để thoa thuốc, đắp mặt nạ…
  • Thường xuyên làm sạch mặt bằng nước ấm và sử dụng những chiếc khăn tay thật sạch để lau khô nước đọng. 
  • Nên phơi khăn mặt ở nơi ít bụi bẩn bay đến nhưng phải thoáng gió và nắng. Tránh phơi nơi ẩm thấp khiến cho vi khuẩn có cơ hội tích tụ trong khăn mặt và làm hại cho da mặt khi sử dụng.
  • Khi rửa mặt có thể sử dụng thêm sữa rửa mặt để loại bỏ sâu các chất bẩn. Tuy nhiên, hãy dùng những sản phẩm có tính tẩy rửa nhẹ và được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên. Tránh tình trạng gây kích ứng da, khô da do sữa rửa mặt có tính tẩy rửa cao quá. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để cân bằng nội tiết da, giữ ẩm cho da mỗi tối.
  • Tìm mua đúng các sản phẩm chăm sóc da chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • Nếu có sử dụng mỹ phẩm trang điểm, cần phải thực hiện tẩy trang kỹ càng sau mỗi lần trang điểm. Sau đó, rửa sạch với nước. Không bỏ qua bước tẩy trang trước khi đi ngủ, kể cả khi bạn chỉ trang điểm nhẹ nhàng.
  • Tránh để da mặt tiếp xúc quá lâu với ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Nếu phải ra ngoài thì hãy chú ý che chắn cẩn thận bằng ô, áo mũ, khẩu trang,…Đặc biệt là phải bôi kem chống nắng đầy đủ. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn hàng ngày; uống nhiều nước lọc để giúp cơ thể đào thải bớt các độc tố ra ngoài. Ngoài ra, không sử dụng các đồ ăn nhiều dầu mỡ; không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

Trên đây là một vài thông tin về nguyên nhân cũng như hướng điều trị da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa hiệu quả. Hi vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bạn được phần nào trong quá trình chăm sóc cũng như bảo vệ da khỏi tình trạng nổi mẩn đỏ.

The post Da mặt nổi mẩn đỏ không ngứa: Nguyên nhân và hướng điều trị lành tính appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bện

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa hàng ngày.