Bỗng một ngày đẹp trời trên cơ thể của bạn xuất hiện các nốt mụn nước gây ngứa ngáy. Chúng có thể xuất hiện ở khắp nơi như tay, chân, lưng, ngực, cổ…Dấu hiệu da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì? Liệu có tự khỏi không? Có nguy hiểm không? Đây có lẽ là thắc mắc, là nỗi lo lắng của bất cứ ai khi gặp phải. Và để có câu trả lời, một vài thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời. Đừng bỏ qua.
Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh
Da bị nổi mụn nước và ngứa khiến bản thân người bệnh vô cùng khó chịu, lo lắng, mệt mỏi và rất mất tự tin. Những nốt mụn nước này có thể là dấu hiệu bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số căn bệnh da liễu cần điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng.
Ở giai đoạn đầu, các nốt mụn nước có kích thước nhỏ li ti tuy nhiên theo thời gian chúng sẽ phát triển to hơn, kèm theo đó là tình trạng ngứa ngáy, sưng mủ bên trong. Nốt mụn nước khi bị vỡ có thể để lại sẹo hoặc gây nhiễm trùng nếu không xử lý đúng cách. Vậy nguyên nhân gây hiện tượng da nổi mụn nước ngứa là gì?
Dị ứng, viêm da dị ứng
- Khi tiếp xúc với các hóa chất mỹ phẩm công nghiệp, tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa…
- Dị ứng thực phẩm, thức ăn
- Dị ứng thời tiết
- Dị ứng do môi trường sống độc hại, bụi bẩn, ô nhiễm, ẩm ướt
Do cơ thể mắc các bệnh lý về da
- Tổ đỉa
- Chàm
- Bệnh zona
- Bệnh thủy đậu
- Tình trạng rôm sảy thường xảy ra ở trẻ nhỏ
- Bệnh tay chân miệng – đối tượng dễ mắc là trẻ nhỏ
- Bệnh ghẻ nước
- Bệnh Herpes rộp nước
Gan thận suy yếu
- Ăn uống không khoa học, lối sống vô độ, lạm dụng kháng sinh, thuốc tây…là những nguyên nhân chính khiến gan thận suy yếu. Chức năng gan thận giảm, việc loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bị tắc nghẽn tích tụ từ đó phát ra ngoài da bằng cách nổi mụn nước và ngứa.
Để biết chính xác da bị nổi mụn nước ngứa là tình trạng bệnh gì? Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tín để được khám và tư vấn.
Dấu hiệu da bị nổi mụn nước và ngứa
- Da bị nổi mụn nước ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể đặc biệt dễ tập trung tại kẽ chân tay, bàn chân, bàn tay, lúc đầu kích thước nhỏ li ti sau lớn dần
- Mụn nước có thể sưng đỏ
- Ngứa ngáy vô cùng khó chịu
- Bên trong nốt mụn có thể có nước hoặc mủ vàng, mủ xanh
- Vết mụn nước sẽ tự vỡ hoặc do chúng ta vô cùng làm vỡ, sau sẽ để lại sẹo thâm. Nhiều trường hợp nốt mụn bị vỡ không được xử lý đúng sẽ gây viêm nhiễm, mưng mủ hoặc có thể lây lan sang các vị trí da lành.
Bị ngứa nổi mụn nước có nguy hiểm không?
Da bị nổi mụn và ngứa có thể là triệu chứng bệnh ngoài da bình thường sẽ tự khỏi, mặc dù không nguy hiểm nhưng sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu.
Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gây ra triệu chứng mọc mụn nước trên da và ngứa là do bệnh lý ngoài da như thủy đậu, zona hay bệnh lý gan thận phát ra thì việc xác định bệnh muộn, không điều trị sớm hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Vì vậy việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh là gì để từ đó tìm biện pháp điều trị kịp thời là điều quan trọng để ngăn ngừa biến chứng. Mọi người nên chủ động khám chữa, không chủ quan để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Người bị ngứa nổi mụn nước khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần đến thăm khám ngay khi thấy cơ thể có bất cứ biểu hiện lạ, không nên để đến khi bệnh nặng, khi bạn đã áp dụng mọi cách nhưng bệnh không cải thiện. Lúc này có thể bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong quá trình khám chữa.
Do đó khi thấy dấu hiệu nổi mụn nước kéo dài không khỏi, bệnh lặp đi lặp lại, nốt mụn nước sưng to lan ra khắp cơ thể, nốt mụn có mủ…cần đến gặp bác sĩ ngay để xác định chính xác giai đoạn bệnh từ đó điều trị sao cho phù hợp.
Cách điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa
Trong trường hợp triệu chứng da bị nổi mụn nước và ngứa là do bệnh lý, chúng ta cần xử lý theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Một số phương pháp điều trị bệnh sau đây, hãy cùng tham khảo:
Điều trị triệu chứng bệnh bằng thuốc tây
Thông thường khi da xuất hiện các nốt mụn nước và ngứa sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc bôi ngoài da, bôi trực tiếp lên vết mụn như thuốc mỡ corticosteroid. Trường hợp vết thương bị vỡ và nhiễm trùng sẽ được kê thêm kháng sinh…
Trong quá trình điều trị bằng thuốc tây, người bệnh nhất định phải thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ. Dùng thuốc đúng loại, đúng liều lượng và liệu trình để tránh tác dụng phụ.
Điều trị bệnh tại nhà với các phương pháp dân gian
Ngoài việc dùng thuốc tây, một số mẹo dân gian chúng ta có thể tham khảo và áp dụng với mục đích làm giảm cơ ngứa, dịu da, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh:
Dưỡng ẩm da bằng nha đam
Nha đam còn có tên gọi khác là lô hội. Đây là thảo dược tự nhiên có tác dụng sát khuẩn cao từ đó giúp làm lành vết thương trên da, dưỡng ẩm da hiệu quả.
Để điều trị triệu chứng da bị ngứa và nổi mụn nước bằng nha đam, bạn hãy áp dụng theo cách đơn giản sau:
Bước 1: Rửa sạch lá nha đam, lọc bỏ phần vỏ xanh bên ngoài lấy phần gel trắng bên trong
Bước 2: Bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị nổi mụn nước và ngứa, để lớp gel tự khô và sau đó rửa lại bằng nước sạch
Bước 3: Áp dụng mỗi ngày từ 3-5 lần để thấy hiệu quả.
Ngoài nha đam chúng ta có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm bán ngoài hiệu thuốc như vaselin hay alavert. Da được dưỡng ẩm đầy đủ, không bị khô ráp tình trạng ngứa ngáy sẽ giảm thiểu.
Sử dụng yến mạch trị mụn ngứa
Yến mạch cũng là sản phẩm thiên nhiên lành tính chúng ta có thể sử dụng để giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy trên da với cách làm vô cùng đơn giản:
Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa yến mạch hòa tan với 2-3 thìa nước, khuấy đều cho sền sệt
Bước 2: Rửa sạch vùng da bị nổi mụn, lau khô bằng khăn mềm sau đó thoa bột yến mạch lên da
Bước 3: Đợi hỗn hợp khô thì rửa lại bằng nước sạch
Uống nước rau má
Theo đông y, rau má là vị thuốc thảo dược chữa được nhiều loại bệnh như mụn nhọt ngoài da, tăng cường thải độc trong cơ thể, hạ sốt, làm đẹp và giải độc…Vì vậy chúng ta có thể uống nước rau má mỗi ngày vừa tốt cho cơ thể, vừa giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn.
Bước 1: Rửa sạch rau má bằng cách ngâm nước muối loãng
Bước 2: Cho rau má vào máy xay, thêm chút nước đun sôi để nguội và xay nhuyễn
Bước 3: Lọc lấy nước rau má và uống, có thể cho thêm đường nếu bạn thấy khó uống. Tuy nhiên uống không pha đường là tốt nhất
Chú ý: Cách này không áp dụng cho phụ nữ có thai, người bị tiểu đường, ung thư, gan… Chỉ áp dụng khoảng 1-2 tuần liên tục. Không dùng xuyên suốt trong thời gian dài.
Cách phòng ngừa triệu chứng da bị ngứa và nổi mụn nước
- Nếu nguyên nhân gây dị ứng, nổi mụn nước là do các hóa chất như xà phòng, nước rửa bát … bạn cần tránh xa hoặc hạn chế tối đa việc tiếp xúc. Bên cạnh đó, trong thời gian bị bệnh chúng ta cũng không nên tiếp xúc để tránh tình trạng bệnh tăng nặng.
- Vệ sinh da sạch sẽ bằng nước trắng hoặc tham khảo các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ như sữa tắm dành cho em bé
- Bảo vệ da khi làm việc ngoài môi trường độc hại bằng găng tay, quần áo bảo hộ
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
- Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc,
- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên
Lưu ý khi bị nổi mụn nước và ngứa da
- Tránh không làm vỡ nốt mụn nước
- Nếu mụn nước bị vỡ cần được sát khuẩn, rửa sạch sẽ để tránh nhiễm trùng
- Không sử dụng mỹ phẩm khi bị bệnh
- Nên tránh ăn hải sản, trứng, tôm, cua cá, đậu phộng, sữa..trong thời gian bị bệnh để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ
- Uống nhiều nước
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Trên đây là những thông tin hữu ích về triệu chứng da bị nổi mụn nước và ngứa. Mọi người hãy tham khảo để từ đó hiểu rõ hơn về bệnh, đưa ra được biện pháp bảo vệ sức khỏe bản thân. Bạn nên chủ động đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đẩy lùi bệnh càng sớm càng tốt.
The post Da bị nổi mụn nước và ngứa là dấu hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị appeared first on Tạp Chí Đông Y.
Nhận xét
Đăng nhận xét