Chuyển đến nội dung chính

Huyệt nội quan: vị trí, công dụng và quy trình tác động trong điều trị

Huyệt nội quan được biết đến và sử dụng trong y học cổ truyền từ nhiều đời nay, đặc biệt là đối với các tình trạng khí nghịch/trì trệ, mất ngủ, đau tay, viêm cơ tim, thiểu năng tuần hoàn… Để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm đi những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng cho bệnh nhân, thầy thuốc có thể kết hợp cả nội quan và các huyệt khác trong cơ thể…

Tổng quan về huyệt nội quan

Huyệt nội quan được định nghĩa trong thiên kinh mạch, là huyệt đạo số 6 của kinh tâm đào, huyệt lạc, giao với âm duy mạch ở vùng ngực. Các thầy thuốc Đông y giải nghĩa về tên huyệt như sau: Nội có nghĩa là nằm phía trong, bờ bên trong cơ thể; còn quan dùng để chỉ phần hõm vào của tay. Như vậy qua tên gọi có thể đoán nôm na về vị trí của huyệt qua tên gọi.

Huyệt nội quan được định nghĩa trong thiên kinh mạch
Huyệt nội quan được định nghĩa trong thiên kinh mạch

Cũng như các huyệt khác, thầy thuốc có thể tác động đơn lẻ hoặc phối hợp trong các lộ trình điều trị cho bệnh nhân. Điều này cũng tùy thuộc vào thể trạng bệnh, cơ địa và khả năng tương thích của từng người, do vậy việc kết hợp sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của các bác sĩ Đông y.

Vị trí huyệt nội quan và cách xác định

Huyệt nội quan ở đâu? Tính từ cổ tay, đo ngược lên 2 thốn, dưới gian sử 1 thốn chính là vị trí của huyệt. Để xác định chính xác nội quan, bạn cần nghe kỹ chỉ dẫn dưới đây của bác sĩ:

Vị trí huyệt nội quan và cách xác định
Vị trí huyệt nội quan và cách xác định
  • Để cơ thể ở vị trí giải phẫu (chi trên hướng mặt ra phía trước).
  • Sau đó tính từ phần cổ tay (có khía phân cắt) hất lên phía trên 1 thốn, ngay ở giữa khe gân của cơ gan bàn tay bé và lớn. Đây chính là huyệt nội quan.

Tác dụng của nội quan huyệt mang lại

Huyệt nội quan nằm ở vị trí giao giữa gân và các sợi dây thần kinh, do vậy huyệt đảm nhận nhiều chức năng như: Tích âm, an thần kinh. Tùy vào cách thức tác động vào huyệt mà hiệu quả trên cơ thể sẽ khác nhau, cụ thể là:

Tùy vào cách thức tác động vào huyệt mà hiệu quả trên cơ thể sẽ khác nhau
Tùy vào cách thức tác động vào huyệt mà hiệu quả trên cơ thể sẽ khác nhau
  • Huyệt có tác dụng giải phóng lồng ngực, giúp cân cơ thư giãn, do vậy phù hợp với đối với bệnh nhân: Hen phế quản, đau thắt ngực, thiếu máu…
  • Trong một số trường hợp cấp cứu, tác động vào huyệt vẫn mang lại sự tỉnh táo cho bệnh nhân.
  • Bấm huyệt/châm cứu vào nội quan sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, ổn định sóng thần kinh, giải tỏa căng thẳng do áp lực từ công việc/học tập.
  • Trị các triệu chứng: Đau do viêm dạ dày – thực quản, buồn nôn, say xe, chứng xuất tinh sớm…
  • Hỗ trợ trong điều trị các hội chứng tại cổ tay.

Hướng dẫn cách tác động hỗ trợ chữa bệnh

Tùy vào mục đích điều trị mà việc tác động vào huyệt sẽ có sự khác nhau nhất định, trong đó thường dùng nhất vẫn là châm cứu và bấm huyệt. Với mỗi quy trình, hiệu quả trên thể trạng bệnh sẽ thay đổi và hướng đến những nhóm đối tượng riêng. Dưới đây là một số cách thường được bác sĩ Đông y áp dụng.

Bấm huyệt nội quan trong điều trị đau dạ dày:

  • Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân ngửa cánh tay hướng về phía trước.
  • Tính từ phần cổ tay (giao giữa bàn tay và phần trên của cánh tay), đặt 3 ngón tay áp sát vào nhau.
  • Phần mép của ngón tay thứ 3 cắt ngang với gân của cơ cánh tay sẽ là vị trí của huyệt.
  • Tác động lực vừa đủ vào huyệt, bấm và duy trì thực hiện trong 10 phút để giảm tình trạng đau ở dạ dày.
  • Bệnh nhân có thể đổi hai bên tay và thực hiện đến khi cảm thấy đau thì dừng.

Bấm huyệt nội quan điều trị chứng sớm xuất tinh:

  • Về cách xác định huyệt và quy trình bấm thì bạn thực hiện tương tự như cách điều trị đau dạ dày.
  • Tốt nhất nên thực hiện 2 lần/ngày, mỗi lần bấm 100 nhịp vào cả hai bên cánh tay. Tuy nhiên bạn phải kiên trì thực hiện thường xuyên thì mới có được những cải thiện về sinh lý.
Cách tác động hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả
Cách tác động hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả

Bấm huyệt để an thần, định tâm, chống say xe:

  • Xác định vị trí huyệt nội quan chính xác.
  • Sử dụng ngón tay cái (bên đối diện) xoay theo vòng tròn và ấn vào huyệt theo lực tăng dần trong khoảng 10 giây, sau đó lặp lại.
  • Thực hiện đến khi cảm thấy đau thì đổi bên tay.
  • Trong trường hợp bệnh nhân đi tàu xe và cảm thấy chóng mặt, say xe thì có thể thực hiện liên tục cho tới khi dừng xe.
  • Trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ, tâm bất ổn, stress, lo lắng…tốt nhất nên thực hiện từ 1 tháng trở lên để có cải thiện.

Châm cứu trị tê dại, đau phần chi trên:

  • Chuẩn bị dụng cụ châm cứu, xác định vị trí huyệt chính xác.
  • Đâm kim thẳng, đâm sâu 0.5 – 0.8 thốn, cứu 3 – 5 tráng, thực hiện trong 10 phút thì dừng.
  • Trường hợp đau chi trên có thể đâm kim theo hướng chếch lên bên trên thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

Việc tác động vào huyệt cần được thực hiện đúng theo các bước để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, bạn không nên tự ý kết hợp các huyệt khác với huyệt nội quan, vì nếu tương tác không đúng sẽ làm giảm sinh khí và dễ khiến bệnh nặng thêm.

The post Huyệt nội quan: vị trí, công dụng và quy trình tác động trong điều trị appeared first on Tạp Chí Đông Y.



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích và cách dùng hiệu quả 

Thuốc trị hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt) khá phong phú, mang đến nhiều biện pháp lựa chọn cho người bệnh. Tuy nhiên mỗi thuốc chữa đều có ưu nhược điểm riêng và từng người bệnh cũng có nguyên nhân, triệu chứng khác nhau. Nên bệnh nhân cần phải hiểu đúng để áp dụng đúng, việc điều trị bệnh mới được hiệu quả. Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh lý về đường ruột, trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh từ 15 – 20%, tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 35 – 60 tuổi và thường gặp ở nữ giới hơn.  Về nguyên nhân thì có thể là do chế độ ăn uống, sinh hoạt; căng thẳng quá nhiều; sử dụng nhiều chất kích thích… Triệu chứng khá giống với bệnh viêm đại tràng , thường biểu hiện ra ngoài là rối loạn đại tiện, đau bụng, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Người bệnh cần phát hiện và sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích kịp thời, để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm của bệnh. Thuốc trị hội chứng ruột kích thích bằng Tây y Trên thị trường hiện nay thuốc Tây chữa bện

Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là bệnh lý gì? Mức độ nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay kèm theo một số biểu hiện tiêu cực làm bạn vô cùng khó chịu? Đó là bệnh lý gì ở ngoài da, nguy hiểm thế nào? Cùng tapchidongy.org tìm ra những bệnh liên quan và cách khắc phục tránh nguy hiểm. Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân đa phần do bệnh da liễu Bị nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay là hiện tượng gì? Nổi mẩn đỏ ngứa ở chân tay đa phần cho biết bạn đang mắc phải bệnh da liễu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp không phải bệnh hoặc cảnh báo tạng phủ có vấn đề. Ngứa nổi mẩn đỏ ở chân nếu không kèm theo hiện tượng gì khác thì đó có thể chỉ là một số phản ứng trước tác động vật lý. Chúng có thể tự lặn đi sau đó một thời gian ngắn. Đây không phải là bệnh nhưng cũng ít xảy ra. Thông thường khi phát hiện chân bị ngứa nổi mẩn đỏ, cơ thể bạn thường có thêm một vài biểu hiện. Tùy từng hiện tượng kèm theo khác nhau sẽ cho bạn nhận ra bệnh chính xác. Một số vị trí dễ bị mẩn đỏ và ngứa trên tay chân là: Cánh tay, cẳng, bắp chân. Trong lòng bàn chân, tay. Trên các ngón và mu bàn

Bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Lưu ý gì khi uống?

Người bị bệnh viêm đại tràng uống nước dừa được không? Viêm đại tràng uống nước dừa có lợi ích gì? Khi uống cần lưu ý gì? Tham khảo ngay bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chuẩn xác nhất! Đừng quên thăm khám và điều trị bệnh kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị viêm đại tràng uống nước dừa được không? Từ xưa đến nay, nước dừa vốn được xem là loại nước giải khát cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có rất nhiều băn khoăn rằng người bị viêm đại tràng  có nên uống nước dừa không?  Theo nghiên cứu cho thấy nước dừa có khả năng cung cấp rất nhiều khoáng chất, vitamin, enzyme bromelain… có tác dụng đặc biệt tốt trong việc kháng viêm.  Nước dừa cung cấp nhiều dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe Đồng thời, Monolaurin cũng góp phần làm sạch đường ruột, giảm viêm, hạn chế những tổn thương do vi khuẩn gây ra ở thành ruột.  Vì thế, người mắc bệnh viêm đại tràng hay đau dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa hàng ngày.